Nếu vẫn chưa thể về nhà...
Những ngày này, sau mỗi buổi học về, tôi lại thấy hình ảnh quen thuộc ở con đường dẫn từ ký túc xá ra trạm xe buýt. Một cô/cậu bạn đang kéo va li hay xách túi đi ra trạm xe. Tôi đoán các bạn chuẩn bị về quê. Tôi thấy trong ánh mắt của các bạn niềm vui vẻ, hân hoan, sung sướng. Dù chiếc vali có to cỡ nào, trời ngoài kia có đổ xuống bao nhiêu nắng, các bạn vẫn cười tươi rói.
Có lẽ không có hạnh phúc nào bằng việc sắp được trở về nhà.
Cảm giác được trở về nhà sau bao ngày mong ngóng thật khó tả, nhất là đối với những đứa xa quê quá lâu.
Ngày trước, tôi luôn cảm thấy ghen tị với những đứa bạn có quê nhà ở gần thành phố. Bạn chỉ cần bắt chuyến xe, ngồi khoảng 2, 3 tiếng đồng hồ là đến nhà. Được tận hưởng cảm giác ăn cơm của mẹ nấu, của ba lo. Rồi lại được thong thả nghỉ ngơi vài ngày ở nơi bình yên ấy.
Tôi cũng từng ước rằng nhà mình ở ngay bên cạnh Sài Gòn, chỉ cần bắt chuyến đò ngang là sang. Nhưng rồi, tôi chợt nhận ra, tôi đã sai.
Thật ra, quê nhà ở xa cũng có cái thú vị của nó.
Bạn sẽ có cơ hội nuôi dưỡng nỗi nhớ của mình thật lâu. Như hồi nhỏ ba tôi thường hay ngâm rượu thuốc để chữa đau lưng. Tôi thấy ông ngâm rất lâu. Có khi phải đến 1, 2 năm vẫn chưa dùng tới. Nhưng sau khoảng thời gian chờ đợi ấy, tôi biết chắc rằng, ông sẽ luôn mỉm cười hài lòng với sự chờ đợi của mình.
Sự chờ đợi được trở về nhà của tôi cũng sẽ như bình rượu thuốc của ba. Càng lâu, càng giá trị. Càng xa, niềm hạnh phúc nhận được càng đong đầy bấy nhiêu.
Tôi của những năm tháng trước, mỗi lần thấy các bạn xách vali đi về quê, lòng tôi lại buồn bã và chẳng thể nào tập trung làm việc.
Nhưng tôi nhận ra, mình vẫn có thể làm cho sự chờ đợi của bản thân có ý nghĩa. Khi tôi hoàn thành xong công việc học tập, khi tôi đã giải quyết xong vài thứ lăn tăn khác, tôi sẽ được trở về nhà với cảm giác nhẹ nhàng, vui vẻ hơn.
Khi đó, tôi dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc khi trở về ngôi nhà bình yên đó.
Còn ngược lại, nếu tôi cứ mang những áp lực lo toan của công việc về nhà, liệu tâm trí của tôi còn chỗ cho niềm vui nào ngự trị?
Một đứa em của tôi kể rằng năm nay em về nhà nghỉ Tết trễ hơn mọi năm. Vì em phải đi làm.
Em bảo rằng em tiếc nuối những tháng ngày xưa, khi còn đi học, được nghỉ Tết gần cả tháng trời. Còn giờ, ngày nghỉ chỉ còn vài tuần.
Một người chị khác của tôi, đến 28, 29 Tết chị mới về quê. Và chị cũng nghỉ Tết đúng 1 tuần rồi vô lại làm việc ngay.
Có lẽ, mỗi người một hoàn cảnh, một lựa chọn và một mối quan tâm khác nhau.
Vì thế, sẽ có người muốn nghỉ Tết thêm nhiều một chút, có người lại muốn nghỉ Tết ít thêm một chút.
Càng lớn, trách nhiệm càng nhiều, người ta lại càng không dám cho mình thêm một vài ngày nghỉ.
Nếu nghỉ làm thêm vài ngày, vợ con của tôi sẽ lấy gì ăn? Nếu nghỉ Tết nhiều ngày, tiền điện, tiền nhà tiền nước, tiền chợ lấy đâu ra...?...
Khi còn nhỏ, chưa gánh trên vai quá nhiều trách nhiệm, chúng ta dễ cảm thấy không vui khi nghỉ Tết quá ít. Nhưng khi càng lớn, trách nhiệm càng nhiều, gánh nặng của mưu sinh sẽ không cho ta cơ hội đắn đo giữa việc nghỉ và đi làm. Sẽ chỉ có lựa chọn hoặc là làm hoặc là đói.
Và dù cho nhà bên cạnh có đang mở tiệc đàn hát, ăn uống nhậu nhẹt, ta vẫn phải nén cái cảm giác ghen tị xuống mà nai lưng ra làm việc.
Vì phía sau ta, còn có cả một gia đình đang cần ta bảo bọc, lắng lo, chăm sóc. Ta không có quyền được được lười biếng, không có quyền được cho phép bản thân ngơi nghỉ, dù đó là ngày nghỉ hay ngày Tết.
Nhưng nếu cứ để những trách nhiệm đó hóa thành áp lực, ta sẽ cảm thấy ngột ngạt và bức bối. Ta sẽ vô tình trở thành nạn nhân luôn phải đối diện những áp lực khiên cưỡng kia. Cớ sao ta không tìm kiếm trong đó một niềm hạnh phúc, một niềm vui, một điều tích cực để nuôi dưỡng động lực giúp ta cố gắng mỗi ngày?
Một bộ phim gần đây tôi đang xem kể về gia đình nọ. Cả gia đình đều trông cậy vào những cuốc xe của người bố. Nhưng giữa thời buổi hiện đại, xe ôm công nghệ ngày càng phát triển, gánh xe ôm truyền thống dần lép vế. Vì thế, ông ngày càng ế khách, trong khi gánh nặng tiền bạc của gia đình thì không đợi chờ ông. Mỗi ngày đi làm về, ông luôn phải đối diện với việc thiếu tiền điện, tiền nước, tiền chợ, tiền học cho con. Hoàn cảnh gia đình càng khó khăn khi vợ ông lại đánh đề và thua nợ hơn 20 triệu. Áp lực tài chính khiến ông trở nên cộc cằn, khó tính và luôn cau có với con mình. Tôi hiểu ông rất yêu thương vợ con, nhưng những áp lực tiền bạc, những nỗi lo toan kia đã lấn át tất cả tâm trí ông. Và chính điều đó đã làm vợ con ông ngày càng xa lánh, lãnh đạm với ông. Đứa con trai không nói chuyện với ông. Đứa con gái cũng dần ít tiếp xúc với cha.
Có lẽ câu chuyện này không xa lạ đối với những gia đình đang gặp khó khăn về tiền bạc. Bố mẹ bạn phải luôn căng thẳng mỗi khi đến ngày đóng tiền nhà, tiền điện tiền nước. Đặc biệt là vào đầu năm mới, họ lại càng căng như dây đàn khi phải chạy khắp nơi vay mượn để kiếm đủ tiền đóng học phí cho bạn. Thật không dễ dàng gì.
Vây phải làm sao để gánh nặng ấy trở nên nhẹ gánh hơn?
Đó vẫn là một câu hỏi mà mỗi người cần tìm cho mình câu trả lời tốt nhất.
Trở lại câu chuyện vẫn chưa thể về nhà...
Nếu vẫn chưa thể về nhà, tôi sẽ vẫn an yên khi nghĩ rằng, tôi sẽ được trở về ngôi nhà ấy vào một ngày nào đó không xa lắm. Đó là lúc tôi đã hoàn thành xong công việc. Đó là lúc lòng tôi đã nhẹ bổng như mây trời.
Và còn gì bằng hơn nữa.
Khi mọi thứ đã yên vị ở đó, ta sẽ lại được an nhiên với niềm hạnh phúc của mình, trong ngôi nhà của ta.
Có lẽ không có hạnh phúc nào bằng việc sắp được trở về nhà.
Cảm giác được trở về nhà sau bao ngày mong ngóng thật khó tả, nhất là đối với những đứa xa quê quá lâu.
Ngày trước, tôi luôn cảm thấy ghen tị với những đứa bạn có quê nhà ở gần thành phố. Bạn chỉ cần bắt chuyến xe, ngồi khoảng 2, 3 tiếng đồng hồ là đến nhà. Được tận hưởng cảm giác ăn cơm của mẹ nấu, của ba lo. Rồi lại được thong thả nghỉ ngơi vài ngày ở nơi bình yên ấy.
Tôi cũng từng ước rằng nhà mình ở ngay bên cạnh Sài Gòn, chỉ cần bắt chuyến đò ngang là sang. Nhưng rồi, tôi chợt nhận ra, tôi đã sai.
Thật ra, quê nhà ở xa cũng có cái thú vị của nó.
Bạn sẽ có cơ hội nuôi dưỡng nỗi nhớ của mình thật lâu. Như hồi nhỏ ba tôi thường hay ngâm rượu thuốc để chữa đau lưng. Tôi thấy ông ngâm rất lâu. Có khi phải đến 1, 2 năm vẫn chưa dùng tới. Nhưng sau khoảng thời gian chờ đợi ấy, tôi biết chắc rằng, ông sẽ luôn mỉm cười hài lòng với sự chờ đợi của mình.
Sự chờ đợi được trở về nhà của tôi cũng sẽ như bình rượu thuốc của ba. Càng lâu, càng giá trị. Càng xa, niềm hạnh phúc nhận được càng đong đầy bấy nhiêu.
Tôi của những năm tháng trước, mỗi lần thấy các bạn xách vali đi về quê, lòng tôi lại buồn bã và chẳng thể nào tập trung làm việc.
Nhưng tôi nhận ra, mình vẫn có thể làm cho sự chờ đợi của bản thân có ý nghĩa. Khi tôi hoàn thành xong công việc học tập, khi tôi đã giải quyết xong vài thứ lăn tăn khác, tôi sẽ được trở về nhà với cảm giác nhẹ nhàng, vui vẻ hơn.
Khi đó, tôi dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc khi trở về ngôi nhà bình yên đó.
Còn ngược lại, nếu tôi cứ mang những áp lực lo toan của công việc về nhà, liệu tâm trí của tôi còn chỗ cho niềm vui nào ngự trị?
Một đứa em của tôi kể rằng năm nay em về nhà nghỉ Tết trễ hơn mọi năm. Vì em phải đi làm.
Em bảo rằng em tiếc nuối những tháng ngày xưa, khi còn đi học, được nghỉ Tết gần cả tháng trời. Còn giờ, ngày nghỉ chỉ còn vài tuần.
Một người chị khác của tôi, đến 28, 29 Tết chị mới về quê. Và chị cũng nghỉ Tết đúng 1 tuần rồi vô lại làm việc ngay.
Có lẽ, mỗi người một hoàn cảnh, một lựa chọn và một mối quan tâm khác nhau.
Vì thế, sẽ có người muốn nghỉ Tết thêm nhiều một chút, có người lại muốn nghỉ Tết ít thêm một chút.
Càng lớn, trách nhiệm càng nhiều, người ta lại càng không dám cho mình thêm một vài ngày nghỉ.
Nếu nghỉ làm thêm vài ngày, vợ con của tôi sẽ lấy gì ăn? Nếu nghỉ Tết nhiều ngày, tiền điện, tiền nhà tiền nước, tiền chợ lấy đâu ra...?...
Khi còn nhỏ, chưa gánh trên vai quá nhiều trách nhiệm, chúng ta dễ cảm thấy không vui khi nghỉ Tết quá ít. Nhưng khi càng lớn, trách nhiệm càng nhiều, gánh nặng của mưu sinh sẽ không cho ta cơ hội đắn đo giữa việc nghỉ và đi làm. Sẽ chỉ có lựa chọn hoặc là làm hoặc là đói.
Và dù cho nhà bên cạnh có đang mở tiệc đàn hát, ăn uống nhậu nhẹt, ta vẫn phải nén cái cảm giác ghen tị xuống mà nai lưng ra làm việc.
Vì phía sau ta, còn có cả một gia đình đang cần ta bảo bọc, lắng lo, chăm sóc. Ta không có quyền được được lười biếng, không có quyền được cho phép bản thân ngơi nghỉ, dù đó là ngày nghỉ hay ngày Tết.
Nhưng nếu cứ để những trách nhiệm đó hóa thành áp lực, ta sẽ cảm thấy ngột ngạt và bức bối. Ta sẽ vô tình trở thành nạn nhân luôn phải đối diện những áp lực khiên cưỡng kia. Cớ sao ta không tìm kiếm trong đó một niềm hạnh phúc, một niềm vui, một điều tích cực để nuôi dưỡng động lực giúp ta cố gắng mỗi ngày?
Một bộ phim gần đây tôi đang xem kể về gia đình nọ. Cả gia đình đều trông cậy vào những cuốc xe của người bố. Nhưng giữa thời buổi hiện đại, xe ôm công nghệ ngày càng phát triển, gánh xe ôm truyền thống dần lép vế. Vì thế, ông ngày càng ế khách, trong khi gánh nặng tiền bạc của gia đình thì không đợi chờ ông. Mỗi ngày đi làm về, ông luôn phải đối diện với việc thiếu tiền điện, tiền nước, tiền chợ, tiền học cho con. Hoàn cảnh gia đình càng khó khăn khi vợ ông lại đánh đề và thua nợ hơn 20 triệu. Áp lực tài chính khiến ông trở nên cộc cằn, khó tính và luôn cau có với con mình. Tôi hiểu ông rất yêu thương vợ con, nhưng những áp lực tiền bạc, những nỗi lo toan kia đã lấn át tất cả tâm trí ông. Và chính điều đó đã làm vợ con ông ngày càng xa lánh, lãnh đạm với ông. Đứa con trai không nói chuyện với ông. Đứa con gái cũng dần ít tiếp xúc với cha.
Có lẽ câu chuyện này không xa lạ đối với những gia đình đang gặp khó khăn về tiền bạc. Bố mẹ bạn phải luôn căng thẳng mỗi khi đến ngày đóng tiền nhà, tiền điện tiền nước. Đặc biệt là vào đầu năm mới, họ lại càng căng như dây đàn khi phải chạy khắp nơi vay mượn để kiếm đủ tiền đóng học phí cho bạn. Thật không dễ dàng gì.
Vây phải làm sao để gánh nặng ấy trở nên nhẹ gánh hơn?
Đó vẫn là một câu hỏi mà mỗi người cần tìm cho mình câu trả lời tốt nhất.
Trở lại câu chuyện vẫn chưa thể về nhà...
Nếu vẫn chưa thể về nhà, tôi sẽ vẫn an yên khi nghĩ rằng, tôi sẽ được trở về ngôi nhà ấy vào một ngày nào đó không xa lắm. Đó là lúc tôi đã hoàn thành xong công việc. Đó là lúc lòng tôi đã nhẹ bổng như mây trời.
Và còn gì bằng hơn nữa.
Khi mọi thứ đã yên vị ở đó, ta sẽ lại được an nhiên với niềm hạnh phúc của mình, trong ngôi nhà của ta.
Nhận xét
Đăng nhận xét