Bà chị yêu quái của tôi
Lâu rồi mới có một cái hẹn đúng nghĩa với chị đồng nghiệp cũ. Nói là đồng nghiệp nhưng thực ra là chị em thì đúng hơn. Chị là người tôi từng làm việc thời còn đi viết báo. Nhưng rồi, chị thì vẫn theo đuổi nghề, còn tôi lại rẽ hướng qua viết sách.
Dạo trước, chúng tôi hay có những ngày lang thang cùng nhau viết tin bài đăng trên Thành Đoàn. Cũng có những ngày ngồi ở Hồ Con Rùa tâm sự tỉ tê về cuộc đời.
Chị không phải là người chị gái thân thiết với tôi mấy. Chẳng qua vì chúng tôi có khoảng thời gian cùng làm việc với nhau, rồi nói chuyện với nhau cũng thấy hợp nên cứ thân thiết với nhau.
Trước đó, chúng tôi quen nhau từ hồi còn trong câu lạc bộ Phóng Viên Trẻ. Lúc đó, chị cũng như bao người khác, cũng chẳng biết gì về nghề báo. Và tôi thì biết sơ sơ. Và thế là chúng tôi cứ đi chung viết bài để học hỏi nhau.
Nói thật, nói hợp nhau thế thôi chứ chúng tôi toàn cãi nhau là nhiều. Chị toàn là người chuyên môn cà khịa và sân si với tôi. Còn tôi thì cứ thích cãi lại chị cho bằng được. Hồi đó, chúng tôi vẫn xưng hô là bạn - mình. Rồi chuyển qua là, bà - tui. Rồi sau đó, không hiểu sao, tôi lại bị chị thuyết phục gọi là chị - em nữa. Có lẽ vì tính tôi khá trẻ con, còn chị lại khá chững chạc, lại hay dạy bảo tôi, nên tôi cũng chấp nhận gọi chị - em cho thân mật.
Dù nói là thân, nhưng người ta nhìn vào chỉ toàn thấy tôi bị chị chọc phá là nhiều. Chị cứ thích lấy đồ của tôi rồi xài. Vòng tay thì gỡ ra xài. Cặp cũng lấy móc khóa ra rồi bỏ vào cặp mình. Không hiểu sao ngày đó, tôi cứ thích chửi chị và nài nỉ chị hoài. Lúc thì nói lý, lúc thì chửi ra mặt. Vậy mà, bà chị yêu (tinh) này chẳng buông tha. Vẫn cứ trưng bộ mặt đơ đơ ra như thể chẳng làm gì cả.
Chị không nói nhiều với tôi. Rất ít những cuộc trò chuyện với tôi, tôi thấy chị nói nhiều. Nếu có nói, cũng toàn sân si người ta rồi tôi sẽ ngồi cười muốn đập bàn đập ghế. Tôi lại có thói quen hay cười. Mỗi lần đi chơi với chị, tôi cười mà về nhà muốn trật quai hàm. Lại còn có thói quen hay đánh chị, mỗi lần chị sân si tới tôi.
Và hôm nọ, đi chơi về tôi cũng cười và đánh chị muốn đỏ hết tay áo.
Nói chuyện này kia, chị cũng hay để tôi nói hết chuyện của mình rồi mới kể chuyện của chị. Tôi không hiểu sao chị là người mà tôi cảm thấy khá dễ dàng để nói ra chuyện của mình. Bởi tôi cũng thuộc tip ít khi chia sẻ câu chuyện của mình với người khác lắm. Chỉ những người thân thiết, tôi mới dám mở lòng ra. Và chị là một trong số những người đó.
Tôi cứ thải hết con người thật mình ra. Không ngại ngần, không sợ hãi, không lo lắng, cũng không dè chừng. Chính tôi còn thấy bản thân thật lạ. Phải tôi đó không?
Và chị cũng thế. Cũng nói cho tôi nghe những câu chuyện của chị, một cách thật lòng.
Những gì chúng tôi đã trải qua.
Những gì chúng tôi đã suy ngẫm
Những gì chúng tôi đã trăn trở
Chúng tôi cứ nói cho đến khi nắng vàng ươm hết con phố, khi đèn đã lên mà vẫn chưa hết câu chuyện...
Còn hôm đó, chúng tôi đi lễ hội Tết.
Chúng tôi cứ tham quan các gian hàng, cảm nhận cái không khí tết tràn ngập tất cả. Chúng tôi gặp những em bé mặc áo dài lung linh cười, chúng tôi thấy bánh chưng, bánh giày, chúng tôi thấy ông đồ ngồi viết câu đối, chúng tôi thấy bánh trái...
Khi chúng tôi đi ngang qua một cái sọt rác. Một ông già ngồi vẽ tranh ở đó. Hình như chỉ có một bà lão cũng ngồi ngắm tranh của ông. Ông bảo chị, "Cô ngồi đây, tôi vẽ tặng cho cô một bức". Và chị ngồi vẽ.
30 phút sau. Bức tranh hoàn thành. Trên bức tranh, ông ghi số : "100", và nói, "Cô lì xì cho tôi 100".
Chúng tôi tá hỏa. Vì không nghĩ ông lão lại đòi tiền. Vì chúng tôi vẫn đinh ninh rằng ông vẽ tặng.
Chị tìm ví tiền. Oái ăm thay, chúng tôi đều không có 100 ngàn lẻ. Vì thế là phải mượn đổi tiền của cô bên cạnh.
Chúng tôi không tiếc tiền, chỉ thấy chạnh lòng một chút. Nếu ông lão nói sớm hơn về giá tiền, có lẽ, chúng tôi đã không quá hụt hẫng như thế.
Dù rằng, tôi biết, ai cũng phải cần tiền để sống, nhưng có cần phải bán mất danh dự của mình đến thế. Dù rằng, tôi biết, trên đời này chẳng có cái gì là miễn phí. Nhưng, có cần phải lấy lòng tin của người khác bằng 100.000 không?
Miếng cơm nhiều khi cũng cần lắm trên cõi đời này, nó giúp chúng ta tồn tại được. Nhưng, nếu cứ nghĩ mãi về nó, tôi thấy, sao mà đáng thương quá.
Dù rằng tôi cũng chẳng khá hơn ông lão kia. Vẫn sống bằng tiền của bố mẹ chứ chẳng làm ra được đồng nào cho cam. Nhưng cái ý nghĩ, rồi đây, ngày mai sẽ ăn gì, không chiếm phần lớn trong tâm trí. Có lẽ vì cái thú được sáng tạo, được viết đã lấn át rồi chăng? Cũng có đôi lúc, vẫn sẽ chẳng thắng nổi cái bụng liên tục đói. Nhưng, nếu cứ để cái áp lực cơm áo gạo tiền làm mòn đi đam mê, liệu rằng đó có phải là một lựa chọn đúng đắn?
Chị vẫn làm việc. Ngồi trên ghế đá, chị ôm laptop gõ bài. Còn tôi, nằm ngoắc nghẻo giữa mảng trời xanh ngắt. Tôi mặc kệ ai đi qua. Tôi cũng chẳng để tâm lắm. Cứ thế mà gác chân lên ghế rồi nhìn ngắm bầu trời xanh. Trong lúc chị đang tập trung biên tập bản tin cho tờ báo chị đang làm.
15 phút sau khi làm bài xong, chị dẫn tôi qua những hàng đồ ăn. Chúng tôi không ăn, chỉ ngắm. Rồi tôi đòi ăn kem. Chị cũng đồng ý qua hàng kem. Và chúng tôi cứ ăn kem giữa trời trưa nắng nóng.
Thế rồi, thấy tôi có vẻ buồn ngủ. Chị bảo thôi về.
Trời nắng nóng. Chị vẫn chờ tôi lên xe buýt rồi mới tất tả đi về.
Tôi hỏi chị sao chưa giới thiệu anh rể. Chị bảo, chờ đến khi nào em mang đủ 40 chiếc nhẫn vàng 9999 vào tay chị, chị cưới chồng...
Hài.
Tôi cứ cười ngoặt nghẽo cho đến khi lên xe.
Dạo trước, chúng tôi hay có những ngày lang thang cùng nhau viết tin bài đăng trên Thành Đoàn. Cũng có những ngày ngồi ở Hồ Con Rùa tâm sự tỉ tê về cuộc đời.
Chị không phải là người chị gái thân thiết với tôi mấy. Chẳng qua vì chúng tôi có khoảng thời gian cùng làm việc với nhau, rồi nói chuyện với nhau cũng thấy hợp nên cứ thân thiết với nhau.
Trước đó, chúng tôi quen nhau từ hồi còn trong câu lạc bộ Phóng Viên Trẻ. Lúc đó, chị cũng như bao người khác, cũng chẳng biết gì về nghề báo. Và tôi thì biết sơ sơ. Và thế là chúng tôi cứ đi chung viết bài để học hỏi nhau.
Nói thật, nói hợp nhau thế thôi chứ chúng tôi toàn cãi nhau là nhiều. Chị toàn là người chuyên môn cà khịa và sân si với tôi. Còn tôi thì cứ thích cãi lại chị cho bằng được. Hồi đó, chúng tôi vẫn xưng hô là bạn - mình. Rồi chuyển qua là, bà - tui. Rồi sau đó, không hiểu sao, tôi lại bị chị thuyết phục gọi là chị - em nữa. Có lẽ vì tính tôi khá trẻ con, còn chị lại khá chững chạc, lại hay dạy bảo tôi, nên tôi cũng chấp nhận gọi chị - em cho thân mật.
Dù nói là thân, nhưng người ta nhìn vào chỉ toàn thấy tôi bị chị chọc phá là nhiều. Chị cứ thích lấy đồ của tôi rồi xài. Vòng tay thì gỡ ra xài. Cặp cũng lấy móc khóa ra rồi bỏ vào cặp mình. Không hiểu sao ngày đó, tôi cứ thích chửi chị và nài nỉ chị hoài. Lúc thì nói lý, lúc thì chửi ra mặt. Vậy mà, bà chị yêu (tinh) này chẳng buông tha. Vẫn cứ trưng bộ mặt đơ đơ ra như thể chẳng làm gì cả.
Chị không nói nhiều với tôi. Rất ít những cuộc trò chuyện với tôi, tôi thấy chị nói nhiều. Nếu có nói, cũng toàn sân si người ta rồi tôi sẽ ngồi cười muốn đập bàn đập ghế. Tôi lại có thói quen hay cười. Mỗi lần đi chơi với chị, tôi cười mà về nhà muốn trật quai hàm. Lại còn có thói quen hay đánh chị, mỗi lần chị sân si tới tôi.
Và hôm nọ, đi chơi về tôi cũng cười và đánh chị muốn đỏ hết tay áo.
Nói chuyện này kia, chị cũng hay để tôi nói hết chuyện của mình rồi mới kể chuyện của chị. Tôi không hiểu sao chị là người mà tôi cảm thấy khá dễ dàng để nói ra chuyện của mình. Bởi tôi cũng thuộc tip ít khi chia sẻ câu chuyện của mình với người khác lắm. Chỉ những người thân thiết, tôi mới dám mở lòng ra. Và chị là một trong số những người đó.
Tôi cứ thải hết con người thật mình ra. Không ngại ngần, không sợ hãi, không lo lắng, cũng không dè chừng. Chính tôi còn thấy bản thân thật lạ. Phải tôi đó không?
Và chị cũng thế. Cũng nói cho tôi nghe những câu chuyện của chị, một cách thật lòng.
Những gì chúng tôi đã trải qua.
Những gì chúng tôi đã suy ngẫm
Những gì chúng tôi đã trăn trở
Chúng tôi cứ nói cho đến khi nắng vàng ươm hết con phố, khi đèn đã lên mà vẫn chưa hết câu chuyện...
Còn hôm đó, chúng tôi đi lễ hội Tết.
Chúng tôi cứ tham quan các gian hàng, cảm nhận cái không khí tết tràn ngập tất cả. Chúng tôi gặp những em bé mặc áo dài lung linh cười, chúng tôi thấy bánh chưng, bánh giày, chúng tôi thấy ông đồ ngồi viết câu đối, chúng tôi thấy bánh trái...
Khi chúng tôi đi ngang qua một cái sọt rác. Một ông già ngồi vẽ tranh ở đó. Hình như chỉ có một bà lão cũng ngồi ngắm tranh của ông. Ông bảo chị, "Cô ngồi đây, tôi vẽ tặng cho cô một bức". Và chị ngồi vẽ.
30 phút sau. Bức tranh hoàn thành. Trên bức tranh, ông ghi số : "100", và nói, "Cô lì xì cho tôi 100".
Chúng tôi tá hỏa. Vì không nghĩ ông lão lại đòi tiền. Vì chúng tôi vẫn đinh ninh rằng ông vẽ tặng.
Chị tìm ví tiền. Oái ăm thay, chúng tôi đều không có 100 ngàn lẻ. Vì thế là phải mượn đổi tiền của cô bên cạnh.
Chúng tôi không tiếc tiền, chỉ thấy chạnh lòng một chút. Nếu ông lão nói sớm hơn về giá tiền, có lẽ, chúng tôi đã không quá hụt hẫng như thế.
Dù rằng, tôi biết, ai cũng phải cần tiền để sống, nhưng có cần phải bán mất danh dự của mình đến thế. Dù rằng, tôi biết, trên đời này chẳng có cái gì là miễn phí. Nhưng, có cần phải lấy lòng tin của người khác bằng 100.000 không?
Miếng cơm nhiều khi cũng cần lắm trên cõi đời này, nó giúp chúng ta tồn tại được. Nhưng, nếu cứ nghĩ mãi về nó, tôi thấy, sao mà đáng thương quá.
Dù rằng tôi cũng chẳng khá hơn ông lão kia. Vẫn sống bằng tiền của bố mẹ chứ chẳng làm ra được đồng nào cho cam. Nhưng cái ý nghĩ, rồi đây, ngày mai sẽ ăn gì, không chiếm phần lớn trong tâm trí. Có lẽ vì cái thú được sáng tạo, được viết đã lấn át rồi chăng? Cũng có đôi lúc, vẫn sẽ chẳng thắng nổi cái bụng liên tục đói. Nhưng, nếu cứ để cái áp lực cơm áo gạo tiền làm mòn đi đam mê, liệu rằng đó có phải là một lựa chọn đúng đắn?
Chị vẫn làm việc. Ngồi trên ghế đá, chị ôm laptop gõ bài. Còn tôi, nằm ngoắc nghẻo giữa mảng trời xanh ngắt. Tôi mặc kệ ai đi qua. Tôi cũng chẳng để tâm lắm. Cứ thế mà gác chân lên ghế rồi nhìn ngắm bầu trời xanh. Trong lúc chị đang tập trung biên tập bản tin cho tờ báo chị đang làm.
15 phút sau khi làm bài xong, chị dẫn tôi qua những hàng đồ ăn. Chúng tôi không ăn, chỉ ngắm. Rồi tôi đòi ăn kem. Chị cũng đồng ý qua hàng kem. Và chúng tôi cứ ăn kem giữa trời trưa nắng nóng.
Thế rồi, thấy tôi có vẻ buồn ngủ. Chị bảo thôi về.
Trời nắng nóng. Chị vẫn chờ tôi lên xe buýt rồi mới tất tả đi về.
Tôi hỏi chị sao chưa giới thiệu anh rể. Chị bảo, chờ đến khi nào em mang đủ 40 chiếc nhẫn vàng 9999 vào tay chị, chị cưới chồng...
Hài.
Tôi cứ cười ngoặt nghẽo cho đến khi lên xe.
Nhận xét
Đăng nhận xét