Hạnh phúc là trở về nhà
9h đêm. Tất cả mọi người trong nhà đều ngủ. Chỉ có cửa sổ phòng khách, nơi nó đang ngồi viết, mở toang. Những ánh đèn loe lói ở xa tít tận chân trời kia cũng đã dần tắt. Chỉ còn lại vài vệt nho nhỏ. Chẳng biết có phải ánh đèn kia cũng đang thức như nó hay không? Hôm nay trời không trăng, cũng không sao. Mọi thứ đang chìm vào màn đêm vắng lặng. Chỉ có tiếng ôm ôm của bóng đèn điện và cả tiếng máy quạt chạy ù ù vẫn chạy, những âm thanh này, đã lâu lắm rồi nó mới có dịp nghe lại.
Đã 3 năm, kể từ ngày nó rời nhà lên thành phố trọ học. Chiếc bàn gương, giờ đây, sách vở chả còn gì. Tất cả đã được bố mẹ và cả nó dọn hết vào kho đóng gói, cất kỹ. Chiếc bàn trống trơn này, cách đây 3 năm, từng gắn bó với nó với những cuốn sách chi chít chữ là chữ, bản đồ, cả tập vở, chồng chất tài liệu... à với cả chiếc đồng hồ, con chó con... chiếc quạt chạy ù ù... Mọi thứ đã chẳng còn như xưa. Nó đã đi học 3 năm, cũng đã dậm bước chân "non xanh ngây ngô kia" bon chen vào đời 2 năm rồi đấy ư?. Cũng chưa lớn bao nhiêu cả. Bởi cái định nghĩa "lớn" với nó thật xa vời biết bao.
Như thế nào là "lớn"? Nó nghĩ, "Lớn" tức là phải biết suy nghĩ, chịu trách nhiệm trước hành động của mình. Phải biết mình đang làm gì, tại sao lại làm như vậy, có kết quả như thế nào, nếu sai mình phải làm gì...
Nhưng dường như, chừng đó vẫn chưa đủ gọi là "lớn" thì phải? Nó không biết người khác định nghĩa ra sao về chữ "lớn". Với nó, điều đó không quan trọng là mấy. Dẫu sao, hành trình của nó vẫn còn dài, từng bài học trên đường đời sẽ bồi đắp một cách đầy đủ hơn về cái định nghĩa ấy. Nó cũng chẳng dám nói mình đã "lớn" hơn ai. Nó vẫn cho mình là còn "trẻ con" lắm. Nhiều khi nó có cảm giác mình đang cố gắng trưởng thành trong cái vỏ bọc mà chính nó tạo nên. Dẫu nó biết bản thân đang đi đúng hướng, đang làm công việc yêu thích, đang chịu trách nhiệm với chính lựa chọn này. Nhưng, vẫn có điều gì đó, khiến nó đôi chút hoang mang, lo sợ. Nhiều lúc nó hay lo sợ bày tỏ cảm xúc thật của bản thân với người khác, rằng đôi khi nó cảm thấy khó chịu trước hành động của họ, rằng đôi lúc nó cũng mệt mỏi lắm rồi, rằng nó muốn từ bỏ lâu lắm rồi. Nó đã từng sống trong kỳ vọng của người khác, cũng đã từng chiến đấu hết sức để làm hài lòng người khác một cách ngu ngốc. Nhưng, sau tất cả, hình như người ta hoặc không biết hoặc cho rằng chuyện nó cố gắng là chuyện đương nhiên, chẳng phải bàn cãi làm gì nữa. Điều đó khiến nó cảm thấy hụt hẫng, chới với quá. Và nó bắt đầu nhận ra, trưởng thành là học cách trân trọng chính mình. Như trong cuốn sách Yêu những điều không hoàn hảo của nhà sư Hae Min: "Khi bạn tự biết trân trọng bản thân. Thế gian cũng sẽ bắt đầu trân trọng bạn". Vì thế, nó đang học cách trân trọng từng cảm xúc chính mình. Dẫu chúng có sai cỡ nào, có điên rồ đến mức nào, nó vẫn quyết bảo vê đến cùng.
Và quyết định về quê lần này cũng nằm trong số đó nhỉ? Chỉ vì nhớ nhà quá mà bỏ lại tất cả sự nghiệp học hành, công việc sau lưng. Chỉ vì muốn được nói chuyện với ba, với má, được nấu cơm, ăn cơm, rửa chén, giặt đồ cho ba má mà bỏ lại mấy cái dự án sách đang chờ viết? Lại còn điên hơn khi chỉ vì nhớ một con chó con, hai con chó lớn, một con mèo con và mấy trái mít mà sẵn sàng thức khuya thêm mấy tiếng đồng hồ mỗi ngày để hoàn thành xong dự án và kịp về nhà? Ừ, kệ, ngu ngốc, điên rồ vậy đấy. Cũng chỉ vì chữ "vui" cả thôi. Và bây giờ, vui thật. Đánh đổi bao nhiêu cũng thấy đáng. Vui vì sau khi trải qua biết bao nhiêu chuyện, cuối cùng nó cũng đã được ngồi ở đây, trong cái thanh âm yên tĩnh này để gõ chữ, chứ không phải ở căn phòng tự học đó, nơi chỉ có những cặp đôi ngày ngày hẹn hò nhau, còn nó, cô độc gõ chữ và chiến đấu với cơn buồn ngủ từng cơn. Hạnh phúc có lẽ là vượt qua bao nhiêu biến cố cuối cùng cũng trở về được ngôi nhà thân thương. Nơi có ba má luôn chờ đợi nó, lắng nghe nó than thở kể lể và ăn những món nó nấu dù vừa ăn vừa chê đủ thứ. (Ơ, nó nấu cơm cũng đâu tệ lắm đâu, chỉ là do lâu lắm rồi nó chưa nấu chớ bộ. Buồn!). Vu nữa là nó được trở về thăm ông bà nội, ông bà ngoại và tất cả những người nó thương nhất, mà bấy lâu, do đi học nên nó chưa được gặp lại để tíu tít kể chuyện, để cười nói vui vẻ...
Nó không biết đây có phải là quyết định sai lầm, khi tất cả bạn bè nó vẫn còn đang thực tập, và trở về lại giảng đường, nó lại bỏ về nhà? Dẫu có sai, có bị la như nào, nó vẫn chấp nhận đánh đổi tất cả, chỉ để về nhà, được sống trong cái không khí này mà thôi. Nếu có ai đó nói rằng sao nó sống thiên cảm xúc quá chừng vậy? Nó cũng sẽ bảo, ừ, nó vốn vậy.
À. nó đã về quê như nào nhỉ?
Chuyến này về quê xa ơi là xa. Sao lại xa? Nó nghĩ, nếu như nói xa thì phải nói mấy bạn ở Hà Nội vào tận Sài Gòn học ấy, vậy mới xa. Chứ nó ở Hội An thôi, có xa gì đâu mà. Chỉ đi xe có gần 18 tiếng thôi mà. Vậy mà, sao mà khó về quê quá chừng. Hồi tháng 5, sau khi kết thúc kì học, nó đã nghĩ, thôi về quê, nhưng rồi lại cấn thực tập, đành ở lại. Ngày về bỗng lùi xa hơn 3 tháng nữa. Thấy cũng chẳng có nhiêu, chỉ là 3 tháng thôi mà, làm gì nôn nóng vậy. Người ta ở tân hải đảo xa xôi, có khi mấy năm mới về người ta còn chả than thở, huống hồ gì nó có mấy tháng. Vậy mà, nó dài đằng đẵng.
Bao nhiêu lần nó đã toang bỏ tất cả bản thảo để về. Đó là những ngày cảm thấy sức khỏe rệu rã, cơ thể chẳng còn sức để mần cái gì. Đó là những ngày nằm ngủ là mơ thấy ba má, thấy bà nội, thấy bé em, rồi nhớ nhà quá đến mức chảy nước mắt khóc hồi nào chẳng hay. Đó cũng là những ngày thấy người ta ăn cái gì cũng nhớ, thấy thịt gà là nhớ gà, thấy con chó là nhớ con chó ở nhà, thấy con mèo cũng nhớ... Cũng bao nhiêu lần nó nói với các anh, các chị, bạn bè của nó rằng, nó mệt mỏi quá rồi, nó muốn về nhà. Nó vốn thích che giấu cảm xúc, phần nhiều không muốn người khác phiền lòng vì nó quá nhiều. Nhưng, lần này, tuyệt nhiên nó không giấu nổi nỗi nhớ nhà. Chúng hiển hiện lên tất cả những cử chỉ, phần việc mà nó đang làm, cả trong lời nói, hành động. Nó cũng đã từng ước có phép biến hình biến nó một phát bay thằng về nhà, nó sẽ bay ngay về nhà. Nhưng rồi cũng chỉ là ước mơ.
*******
Đã 3 năm, kể từ ngày nó rời nhà lên thành phố trọ học. Chiếc bàn gương, giờ đây, sách vở chả còn gì. Tất cả đã được bố mẹ và cả nó dọn hết vào kho đóng gói, cất kỹ. Chiếc bàn trống trơn này, cách đây 3 năm, từng gắn bó với nó với những cuốn sách chi chít chữ là chữ, bản đồ, cả tập vở, chồng chất tài liệu... à với cả chiếc đồng hồ, con chó con... chiếc quạt chạy ù ù... Mọi thứ đã chẳng còn như xưa. Nó đã đi học 3 năm, cũng đã dậm bước chân "non xanh ngây ngô kia" bon chen vào đời 2 năm rồi đấy ư?. Cũng chưa lớn bao nhiêu cả. Bởi cái định nghĩa "lớn" với nó thật xa vời biết bao.
Như thế nào là "lớn"? Nó nghĩ, "Lớn" tức là phải biết suy nghĩ, chịu trách nhiệm trước hành động của mình. Phải biết mình đang làm gì, tại sao lại làm như vậy, có kết quả như thế nào, nếu sai mình phải làm gì...
Nhưng dường như, chừng đó vẫn chưa đủ gọi là "lớn" thì phải? Nó không biết người khác định nghĩa ra sao về chữ "lớn". Với nó, điều đó không quan trọng là mấy. Dẫu sao, hành trình của nó vẫn còn dài, từng bài học trên đường đời sẽ bồi đắp một cách đầy đủ hơn về cái định nghĩa ấy. Nó cũng chẳng dám nói mình đã "lớn" hơn ai. Nó vẫn cho mình là còn "trẻ con" lắm. Nhiều khi nó có cảm giác mình đang cố gắng trưởng thành trong cái vỏ bọc mà chính nó tạo nên. Dẫu nó biết bản thân đang đi đúng hướng, đang làm công việc yêu thích, đang chịu trách nhiệm với chính lựa chọn này. Nhưng, vẫn có điều gì đó, khiến nó đôi chút hoang mang, lo sợ. Nhiều lúc nó hay lo sợ bày tỏ cảm xúc thật của bản thân với người khác, rằng đôi khi nó cảm thấy khó chịu trước hành động của họ, rằng đôi lúc nó cũng mệt mỏi lắm rồi, rằng nó muốn từ bỏ lâu lắm rồi. Nó đã từng sống trong kỳ vọng của người khác, cũng đã từng chiến đấu hết sức để làm hài lòng người khác một cách ngu ngốc. Nhưng, sau tất cả, hình như người ta hoặc không biết hoặc cho rằng chuyện nó cố gắng là chuyện đương nhiên, chẳng phải bàn cãi làm gì nữa. Điều đó khiến nó cảm thấy hụt hẫng, chới với quá. Và nó bắt đầu nhận ra, trưởng thành là học cách trân trọng chính mình. Như trong cuốn sách Yêu những điều không hoàn hảo của nhà sư Hae Min: "Khi bạn tự biết trân trọng bản thân. Thế gian cũng sẽ bắt đầu trân trọng bạn". Vì thế, nó đang học cách trân trọng từng cảm xúc chính mình. Dẫu chúng có sai cỡ nào, có điên rồ đến mức nào, nó vẫn quyết bảo vê đến cùng.
Và quyết định về quê lần này cũng nằm trong số đó nhỉ? Chỉ vì nhớ nhà quá mà bỏ lại tất cả sự nghiệp học hành, công việc sau lưng. Chỉ vì muốn được nói chuyện với ba, với má, được nấu cơm, ăn cơm, rửa chén, giặt đồ cho ba má mà bỏ lại mấy cái dự án sách đang chờ viết? Lại còn điên hơn khi chỉ vì nhớ một con chó con, hai con chó lớn, một con mèo con và mấy trái mít mà sẵn sàng thức khuya thêm mấy tiếng đồng hồ mỗi ngày để hoàn thành xong dự án và kịp về nhà? Ừ, kệ, ngu ngốc, điên rồ vậy đấy. Cũng chỉ vì chữ "vui" cả thôi. Và bây giờ, vui thật. Đánh đổi bao nhiêu cũng thấy đáng. Vui vì sau khi trải qua biết bao nhiêu chuyện, cuối cùng nó cũng đã được ngồi ở đây, trong cái thanh âm yên tĩnh này để gõ chữ, chứ không phải ở căn phòng tự học đó, nơi chỉ có những cặp đôi ngày ngày hẹn hò nhau, còn nó, cô độc gõ chữ và chiến đấu với cơn buồn ngủ từng cơn. Hạnh phúc có lẽ là vượt qua bao nhiêu biến cố cuối cùng cũng trở về được ngôi nhà thân thương. Nơi có ba má luôn chờ đợi nó, lắng nghe nó than thở kể lể và ăn những món nó nấu dù vừa ăn vừa chê đủ thứ. (Ơ, nó nấu cơm cũng đâu tệ lắm đâu, chỉ là do lâu lắm rồi nó chưa nấu chớ bộ. Buồn!). Vu nữa là nó được trở về thăm ông bà nội, ông bà ngoại và tất cả những người nó thương nhất, mà bấy lâu, do đi học nên nó chưa được gặp lại để tíu tít kể chuyện, để cười nói vui vẻ...
Nó không biết đây có phải là quyết định sai lầm, khi tất cả bạn bè nó vẫn còn đang thực tập, và trở về lại giảng đường, nó lại bỏ về nhà? Dẫu có sai, có bị la như nào, nó vẫn chấp nhận đánh đổi tất cả, chỉ để về nhà, được sống trong cái không khí này mà thôi. Nếu có ai đó nói rằng sao nó sống thiên cảm xúc quá chừng vậy? Nó cũng sẽ bảo, ừ, nó vốn vậy.
À. nó đã về quê như nào nhỉ?
Chuyến này về quê xa ơi là xa. Sao lại xa? Nó nghĩ, nếu như nói xa thì phải nói mấy bạn ở Hà Nội vào tận Sài Gòn học ấy, vậy mới xa. Chứ nó ở Hội An thôi, có xa gì đâu mà. Chỉ đi xe có gần 18 tiếng thôi mà. Vậy mà, sao mà khó về quê quá chừng. Hồi tháng 5, sau khi kết thúc kì học, nó đã nghĩ, thôi về quê, nhưng rồi lại cấn thực tập, đành ở lại. Ngày về bỗng lùi xa hơn 3 tháng nữa. Thấy cũng chẳng có nhiêu, chỉ là 3 tháng thôi mà, làm gì nôn nóng vậy. Người ta ở tân hải đảo xa xôi, có khi mấy năm mới về người ta còn chả than thở, huống hồ gì nó có mấy tháng. Vậy mà, nó dài đằng đẵng.
Bao nhiêu lần nó đã toang bỏ tất cả bản thảo để về. Đó là những ngày cảm thấy sức khỏe rệu rã, cơ thể chẳng còn sức để mần cái gì. Đó là những ngày nằm ngủ là mơ thấy ba má, thấy bà nội, thấy bé em, rồi nhớ nhà quá đến mức chảy nước mắt khóc hồi nào chẳng hay. Đó cũng là những ngày thấy người ta ăn cái gì cũng nhớ, thấy thịt gà là nhớ gà, thấy con chó là nhớ con chó ở nhà, thấy con mèo cũng nhớ... Cũng bao nhiêu lần nó nói với các anh, các chị, bạn bè của nó rằng, nó mệt mỏi quá rồi, nó muốn về nhà. Nó vốn thích che giấu cảm xúc, phần nhiều không muốn người khác phiền lòng vì nó quá nhiều. Nhưng, lần này, tuyệt nhiên nó không giấu nổi nỗi nhớ nhà. Chúng hiển hiện lên tất cả những cử chỉ, phần việc mà nó đang làm, cả trong lời nói, hành động. Nó cũng đã từng ước có phép biến hình biến nó một phát bay thằng về nhà, nó sẽ bay ngay về nhà. Nhưng rồi cũng chỉ là ước mơ.
*******
Sáng hôm đó, nó dậy sớm. 6h. Đọc sách, gội đầu. Bỏ tất cả quần áo vào lại tủ. Chỉ đem theo đúng laptop, máy ảnh. Còn lại, không gì cả. Balo chưa bao giờ nhẹ gánh như thế. 9h 30. Nó vác balo đi. Ăn cơm. Bắt xe tới bến xe cũng 10h 30. Làm gì trong 1 tiếng đây. 12h nó mới đi mà. Nó đi vào hàng ghế ngồi, một chú tuổi trung niên lại bắt chuyện.
Nó vốn là đứa ít nói, thế mà, hôm đó, có lẽ tinh thần vui vẻ, chú hỏi gì, nó đều trả lời rất thoải mái. Chú thấy nó nhiệt tình trả lời, cũng ngồi tám đủ thứ chuyện với nó. Con trai chú đang làm bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Anh đã có vợ và con gái, hiện đang sống ở quận 7. Nhà chú ở Điện Bàn, nhưng nhớ con, cháu nên vào thăm. Nhìn trước sau, chú chỉ đem mỗi chiếc bàn chải, khăn, chú cười bảo, "Ở đâu cũng có nhà cho chú ở hết, nên chú không đem hành lý nhiều làm gì, có vài đồ cá nhân đem theo cho tiện thôi". Năm nay chú 65 tuổi. Chú đi nhiều nơi. Con cái cũng đã yên bề gia thất, có công việc ổn định. Giờ chú đã cảm thấy yên tâm hưởng tuổi già. Những đứa con chú cũng liên tục chở chú đi chơi khắp nơi. Nhưng hôm nay, anh bận nên không đưa chú ra bến xe được. Rồi chú kể về anh con trai... Nó đọc được trong ánh mắt ấy, một niềm tự hào không giấu diếm về anh con trai lớn đã có thể chở cô chú đi du lịch khắp các tỉnh miền tây rồi đảo Phú Quốc.... Rồi tự nhiên, trong đầu nó bỗng chợt nghĩ. Biết bao giờ nó mới kiếm đủ tiền lo cho ba má đi được như vậy? Nó lại bảo, thôi, từ từ, dù có lo cũng chả có thể thay đổi được gì. Ba nó cũng tuổi chú, nhưng con ba, là nó, lại chỉ mới vừa xong năm 3, công việc lại chưa ổn định, mọi thứ chưa đâu vào đâu. Nó thấy sao mà hổ thẹn quá chừng. Nó chưa làm được gì, ba thì đã già rồi.
Nó thấy lo, nhưng rồi cũng đến giờ lên xe. Xe chuyển bánh, trời cũng vừa mưa. Hình như lần nào nó rời Sài Gòn trời cũng mưa, có lẽ tiễn nó đi chăng? Nó không biết, chỉ biết rằng, giờ nó đã được rời khỏi đây rồi. Dẫu có bão bùng xuống nó cũng vui nữa. Chỉ cần về là được. Nó hạnh phúc quá chừng. Nó muốn tung hô niềm hạnh phúc ấy cho cả thế giới, nhưng có lẽ, không nên như vậy. Rồi xe cứ đi đi và đi. Trời vào đêm, nó không ngủ được. Vì chờ đợi, vì nôn nóng, vì lo lắng. Mọi thứ, thật thú vị. Đó là cảm giác khi bạn đang cố gắng tận hưởng, cũng lại vừa lo sợ rằng nó sẽ vụt qua, và càng bối rối khi thấy hình như sao nó không đi nhanh nhanh chút nhỉ? Mâu thuẫn quá đi. Nó vốn vậy. Ai yêu nó chắc chắn khổ, vì sẽ không theo kịp những dòng cảm xúc vốn tạp nham như thế. Lúc đó là 2h sáng, còn những 8 tiếng nữa mới đến Hội An. Chưa bao giờ nó cảm thấy thời gian trôi chậm đến vậy, cũng chưa bao giờ nó khó ngủ đến thế. Dẫu nó đã cố gắng ngủ, muốn chảy nước mắt không biết bao nhiêu lần, vậy mà vẫn không thể nào khác hơn. Vẫn không ngủ được. Nhưng rồi, nó thiếp đi lúc nào không hay.
5h sáng, xe đến Thăng Bình. Rồi đến Ngã Ba Vĩnh Điện. Nó bước xuống xe. Điện thoại ba lên đón mà lòng nó nôn nao. Đợi ba 30 phút, ba đón nó về. Cảnh vật trên đường sao lạ lẫm quá. Nó đi mới có 5 tháng thôi, sao cảnh đường phố khác quá chừng. Nó cảm thấy cách xa, có chút bối rối, cũng hơi hụt hẫng. Hụt hẫng vì cảm thấy vẫn con đường ấy, nhưng ký ức chợt ùa về. Những ngày đi học năm cấp 3, trời mưa lũ, con đường sỏi đá ngày ấy. Nơi mà có đứa từng bảo, "Con đường này 20 năm sau, mình có con rồi nó chưa chắc đã làm xong". Vậy mà giờ đường sá đã khang trang, sạch đẹp, cây cối xanh tươi mát cả một vùng.
Tự nhiên thấy nhớ, nhớ ngày của những tuổi 17, 18 ấy quá. Những buổi sáng với gói xôi trong cặp, chiếc xe đạp điện, chiếc áo dài xanh tinh khôi băng qua con đường đầy gạch bê tông chưa làm xong, với mưa, với gió. Mà cũng đi, cũng tới trường. Có hôm nào, xe hết điện, phải vừa đạp vừa đi, có hôm nào phải nhờ một đứa bạn đẩy phụ, có hôm nào, đi về đẩy hộ cho bé bạn đi xe đạp, thấy mà nhớ quá. Cái thời coi sự học là cả lẽ sống, vậy mà trôi nhanh quá. Hồi đấy, cũng từng ước con đường đẹp hơn, sạch hơn, vậy mà có được đâu? Giờ thì mọi thứ đã thành như ý nguyện rồi, nhưng nó thì đã lớn, đã đổi khác. Mọi chuyện sẽ chẳng còn như trước....
****
Lúc nó đang viết, ba đi ngang qua, bảo đi ngủ. Thực ra, giờ này thường nó sẽ dành để viết sách. Chứ không ngủ. Nên giờ nó đã quen rồi, mặc dù cách đây ít phút, nó đã toang chiếm chỗ của ba để nằm bên cạnh má và la toáng lên rằng, "Con buồn ngủ quá đi, con muốn ngủ với má. Ba lên nhà trên ngủ đi". Nói thế thôi, chứ mở cái laptop ra, là mắt tự động sáng lên, và đầu tự nhiên chạy chữ ra, không ngủ được dễ đến vậy.
Trở lại câu chuyện chuyến xe, lúc ba đi xe tới đón nó. Ba bảo, thôi vào góc đường nghỉ chút. Nó biết, ba đã già rồi, đi đoạn đường xa là ba mệt. Vì thế, nó chẳng ngại leo lên xe, chở ba về. Về nhà, đồ đạc không nhiều, nên nó cũng để lên chiếc giường nó từng ngủ, rồi chạy xuống nhà dưới ăn sáng, nói chuyện với ba. Thêm chút là chơi với con chó con, con mèo con mới nhập tịch vào nhà nó. Con chó có đôi mắt trong veo, bộ lông đen xen lẫn trắng, tên là Mon. Nhìn thấy nó, chú ta toang bỏ chạy. Nhưng sau, nó bắt lại, vuốt ve hồi lâu rồi thả ra. Chú ta lại gần ngửi ngửi rồi liếm láp đôi chân của nó. Dễ thương xỉu. Chú mèo con có bộ lông tam thể quyến rũ đến lạ. Có cái hơi gầy, nên nhìn ốm nhôm. Chú tên Mít. Về nhà, ẳm con Mon chơi quanh quanh, vờn với con Mít vài cái, nói với ba đôi dòng, ngồi trên chiếc võng đung đưa qua lại, thấy sao mà an yên, nhẹ nhàng đến lạ. Cái cảm giác này, lâu lắm rồi nó mới cảm nhận lại.
Rồi đi xuống bếp củi, nhen lửa, đun nước, ướp gà, kho gà. Cảm giác đứng trước chiếc bếp ga, nấu lại những món trước đây từng nấu, cảm giác cũng lạ lẫm, hạnh phúc vô cùng. Dẫu ba nó nói, "Đừng để bé B. nấu vì nó nấu dở lắm" (do ba biết nó ở ký túc xá không nấu ăn nên biết tỏng kĩ năng nấu nướng của nó thế nào rồi), nhưng nó vẫn mặc, vẫn a vào bếp, xông pha trận mạc. Dẫu có bị la là nấu dở, nó vẫn cảm thấy vui vì được ba má la mắng. Hình như càng lớn người ta càng thích nghe la mắng thì phải. Thật buồn cười. Nó chẳng biết sao, nó biết dù ba má có la nó thế nào, vẫn yêu thương nó vô hạn. Vậy thì cớ gì lai buồn khi bị la. Nếu ba má có la thì cũng muốn tốt cho nó thôi, nên là dù có bị la đến mức điếc tai, nó vẫn cứ nghe. Rồi ăn bữa cơm gia đình, ngồi quay quần bên ba má. Mâm cơm giản dị, đơn sơ mà ngon muốn xỉu. Chiều cũng thế. Má mua chè, ba hái mít. Nó ăn xong tất thảy, bụng chẳng còn chỗ chứa nữa rồi, nhưng vẫn ăn thêm cơm, rồi mới dừng. Kiểu này chắc mập lên chục ký mất, nó nghĩ, thôi mập lên cũng vui, tròn tròn vậy cũng vui mà. Rồi vào coi phim Tây Du Ký với ba má, cứ y như ngày còn nhỏ. Mỗi lần đến giờ thi cử, nó vẫn vậy.
Về quê chuyến này vui thật! Nó cám ơn chính bản thân đã cố gắng hết sức những ngày cuối cùng để hoàn thành bản thảo đúng kỳ hạn. Cũng cám ơn những người anh, chị, bạn bè đã luôn đồng hành cùng nó trong những ngày tháng đó. Nó biết ơn tất cả những người đã giúp nó được trở về quê như thế này. Hạnh phúc có lẽ là được trở về nhà...
Về quê chuyến này vui thật! Nó cám ơn chính bản thân đã cố gắng hết sức những ngày cuối cùng để hoàn thành bản thảo đúng kỳ hạn. Cũng cám ơn những người anh, chị, bạn bè đã luôn đồng hành cùng nó trong những ngày tháng đó. Nó biết ơn tất cả những người đã giúp nó được trở về quê như thế này. Hạnh phúc có lẽ là được trở về nhà...
Nhận xét
Đăng nhận xét