Hôm nay bạn học được điều gì?
Ngày mới biết thương một người, tôi hay trò chuyện với anh vào mỗi buổi chiều tà. Cứ 18h chiều, khi ký túc xá bắt đầu vang lên tiếng loa phát thanh những bản tình ca, tôi lại nhấn số gọi anh để tám chuyện. Cái ban công cũ, nơi tôi hay tựa lưng vào, chân vắt ngắc nghẻo trên thanh ngang, vườn hoa nho nhỏ xanh tươi của nhỏ cùng phòng đôi khi ủ rủ như thể đang ganh tị với cuộc trò chuyện xàm xàm của tôi vào cuối ngày.
Câu hỏi quen thuộc của anh là, "Hôm nay em cảm thấy thế nào?". Đôi khi tôi trả lời bằng những câu chuyện tôi đã trải qua. Một vài câu chuyện vui. Còn lại những chuyện buồn, tôi giấu đi trong vô thức. Như sợ rằng kể ra với anh, tôi có thể lan truyền cảm xúc tiêu cực ấy một cách nhanh nhất. Có lẽ điều hạnh phúc nhất của một người con gái là được lắng nghe. Lắng nghe một cách chân thành. Đôi khi chỉ cần một câu nói đơn giản thế thôi cũng đủ làm ấm lòng và sưởi ấm trái tim mệt mỏi sau một ngày bị vắt kiệt sức.
Khoảng thời gian đó, tôi cảm thấy cuộc sống khá ổn định, dù vài biến động vẫn diễn ra. Có lẽ tình yêu khiến mọi khó khăn trong cuộc sống của tôi bốc chốc hóa hư vô. Tôi thầm cảm ơn người đã mang đến cho tôi một người hiểu và lắng nghe tôi đến vậy. Vì chỉ cần nói vài câu, anh đã hiểu tôi muốn gì, thích gì...
Thời gian sau, chúng tôi ít nói với nhau những câu này. Tôi bận rộn với việc học. Anh cũng có những mối lo riêng. Tôi ít dần chia sẻ. Vì lo sợ rằng ảnh hưởng đến tâm trạng của anh hay vì tôi cảm nhận được tình cảm ấy đã nhạt phai?
Bởi sau mỗi câu chuyện, tôi nhận ra rằng, anh không hiểu những điều tôi nói. "Chúng ta dựa vào từ ngữ nhiều đến nỗi, khi ai đó nói rằng ta không hiểu gì về họ cả, ta sẽ trả lời rất nhanh: "Bạn không nói làm sao tôi hiểu được?" như thể đó hoàn toàn là lỗi của họ", Phạm Lữ Ân đã viết. Anh cũng đã từng nhiều lần bảo rằng, "Em không nói thì làm sao anh biết được em đang như thế nào?". Bởi sau nhưng câu hỏi của anh, tôi vẫn hay đáp rằng, tôi ổn. Mà thật sự, tôi chẳng ổn chút nào.
Ngôn từ lúc này chẳng còn là yếu tố giúp chúng tôi thấu hiểu nhau mà càng khiến khoảng cách xa vời hơn. Càng nói, chúng tôi càng hiểu lầm nhau. Và chia tay là một cái kết dễ hiểu khi cái ăng - ten thấu cảm dần bị rút cạn.
---------------------------------------------------------------
Ngày tôi còn đi lấy tin ở quận 1. Tôi hay trò chuyện với một người chị đặc biệt. Tôi thường hỏi chị, "Chị không có gì để kể em nghe sao?" trước sự im lặng hàng giờ của chị trong cuộc hẹn với tôi. Sau tất cả những câu hỏi của tôi, vẫn là sự im lặng. Nhưng, sự im lặng ấy lại là điều đặc biệt vô cùng trong câu chuyện của tôi. Điều thú vị là mỗi lần gặp chị tôi đều có một vài vấn đề trong lòng chưa biết chia sẻ cùng ai.
Chị bằng cách nào đó, có lẽ là sự im lặng, đã khơi mào những câu chuyện nhỏ to mà tôi đã cố gắng giấu kín dưới tầng tầng lớp lớp của câu chuyện hài hước phía trên bề mặt. Có lần, tôi tha hồ kể lể với chị đủ chuyện về người bà nội mới mất của tôi. Chị chưa bao giờ ngắt những dòng tâm sự ấy. Tôi khóc lóc, tôi chửi bởi, tôi la hét, tôi kể xấu người này, người nọ...
Mỗi lần nói chuyện với chị, tôi cứ như được trút bầu tâm sự. Dù chị chẳng nói câu nào hoặc nói rất ít. Những lúc ấy, tôi cảm thấy thật biết ơn chị. Có vẻ tôi hơi ích kỷ. Nhưng điều đặc biệt là, chị chưa bao giờ trách cứ tôi chuyện tôi nói nhiều ra sao, tôi "khùng điên" thế nào. Tôi cứ mặc nhiên được sống đúng với con người mình khi "tám" với chị. Có lẽ chính vì thế, tôi luôn trân trọng và coi chị như một người đặc biệt trong cuộc đời mình. Tôi không biết chị có phải là một người thích lắng nghe hay không? Hay chị hiểu được tôi cần chia sẻ trong lúc đó và sẵn sàng lắng nghe tôi như vậy?
--------------------------------------------------------------------------
Bài học đầu tiên ở nơi làm mới của tôi có tên: "Hôm nay bạn học được điều gì thú vị?". Vào cuối ngày, anh sếp của tôi sẽ hỏi từng nhân viên rằng, "Hôm nay, em học điều gì thú vị?". Lần đầu tiên được hỏi câu hỏi này, tôi cũng trả lời một cách ngượng ngùng. Bởi tôi chưa bao giờ được nghe ai đó hỏi câu này.
Tôi tuôn trào nguyên một tràn về những bài học tôi học được trong buổi làm đầu tiên. Có điều tôi nhớ, có điều không. Nhưng cảm giác được kể lể, tâm sự câu chuyện hay những bài học thú vị qua một ngày dài khiến tôi cảm thấy một ngày của mình thật ý nghĩa. Dù tôi có làm sai biết bao nhiêu chuyện, tôi có bị cấp trên quở mắng bao nhiêu lần, nhưng điều cuối cùng, tôi vẫn tích lũy biết bao bài học thú vị. Đó chính là cái đáng quý, trân trọng và giá trị còn lại sau một ngày dài của tôi. Và tôi đi về với một niềm hạnh phúc vui vẻ khi đã mang về tâm trí những điều thú vị của cuộc đời.
Mỗi lần tự hỏi bản thân rằng, "Tôi học được điều gì thú vị ở câu chuyện này?". Tôi bớt cảm xúc tự ti khi nghĩ đến những thất bại, nỗi buồn khi đối mặt với vấn đề cũ. Tôi dần cảm thấy khích lệ, động viên bản thân hơn. Tôi có động lực để thay đổi bản thân từng ngày. Như Eleanor Roosevelt từng nói: "Bạn sẽ có thêm sức mạnh, dũng khí và sự tự tin qua mỗi trải nghiệm đáng sợ mà bạn phải đối mặt. Bạn có thể tự nhủ với bản thân rằng: "Tôi vẫn sống sót sau chuyện khủng khiếp đó. Tôi sẵn sàng đón nhận điều tiếp theo'. Bạn phải thực hiện điều bạn nghĩ rằng mình không thể nào thực hiện được".
Câu hỏi quen thuộc của anh là, "Hôm nay em cảm thấy thế nào?". Đôi khi tôi trả lời bằng những câu chuyện tôi đã trải qua. Một vài câu chuyện vui. Còn lại những chuyện buồn, tôi giấu đi trong vô thức. Như sợ rằng kể ra với anh, tôi có thể lan truyền cảm xúc tiêu cực ấy một cách nhanh nhất. Có lẽ điều hạnh phúc nhất của một người con gái là được lắng nghe. Lắng nghe một cách chân thành. Đôi khi chỉ cần một câu nói đơn giản thế thôi cũng đủ làm ấm lòng và sưởi ấm trái tim mệt mỏi sau một ngày bị vắt kiệt sức.
Khoảng thời gian đó, tôi cảm thấy cuộc sống khá ổn định, dù vài biến động vẫn diễn ra. Có lẽ tình yêu khiến mọi khó khăn trong cuộc sống của tôi bốc chốc hóa hư vô. Tôi thầm cảm ơn người đã mang đến cho tôi một người hiểu và lắng nghe tôi đến vậy. Vì chỉ cần nói vài câu, anh đã hiểu tôi muốn gì, thích gì...
Thời gian sau, chúng tôi ít nói với nhau những câu này. Tôi bận rộn với việc học. Anh cũng có những mối lo riêng. Tôi ít dần chia sẻ. Vì lo sợ rằng ảnh hưởng đến tâm trạng của anh hay vì tôi cảm nhận được tình cảm ấy đã nhạt phai?
Bởi sau mỗi câu chuyện, tôi nhận ra rằng, anh không hiểu những điều tôi nói. "Chúng ta dựa vào từ ngữ nhiều đến nỗi, khi ai đó nói rằng ta không hiểu gì về họ cả, ta sẽ trả lời rất nhanh: "Bạn không nói làm sao tôi hiểu được?" như thể đó hoàn toàn là lỗi của họ", Phạm Lữ Ân đã viết. Anh cũng đã từng nhiều lần bảo rằng, "Em không nói thì làm sao anh biết được em đang như thế nào?". Bởi sau nhưng câu hỏi của anh, tôi vẫn hay đáp rằng, tôi ổn. Mà thật sự, tôi chẳng ổn chút nào.
Ngôn từ lúc này chẳng còn là yếu tố giúp chúng tôi thấu hiểu nhau mà càng khiến khoảng cách xa vời hơn. Càng nói, chúng tôi càng hiểu lầm nhau. Và chia tay là một cái kết dễ hiểu khi cái ăng - ten thấu cảm dần bị rút cạn.
---------------------------------------------------------------
Ngày tôi còn đi lấy tin ở quận 1. Tôi hay trò chuyện với một người chị đặc biệt. Tôi thường hỏi chị, "Chị không có gì để kể em nghe sao?" trước sự im lặng hàng giờ của chị trong cuộc hẹn với tôi. Sau tất cả những câu hỏi của tôi, vẫn là sự im lặng. Nhưng, sự im lặng ấy lại là điều đặc biệt vô cùng trong câu chuyện của tôi. Điều thú vị là mỗi lần gặp chị tôi đều có một vài vấn đề trong lòng chưa biết chia sẻ cùng ai.
Chị bằng cách nào đó, có lẽ là sự im lặng, đã khơi mào những câu chuyện nhỏ to mà tôi đã cố gắng giấu kín dưới tầng tầng lớp lớp của câu chuyện hài hước phía trên bề mặt. Có lần, tôi tha hồ kể lể với chị đủ chuyện về người bà nội mới mất của tôi. Chị chưa bao giờ ngắt những dòng tâm sự ấy. Tôi khóc lóc, tôi chửi bởi, tôi la hét, tôi kể xấu người này, người nọ...
Mỗi lần nói chuyện với chị, tôi cứ như được trút bầu tâm sự. Dù chị chẳng nói câu nào hoặc nói rất ít. Những lúc ấy, tôi cảm thấy thật biết ơn chị. Có vẻ tôi hơi ích kỷ. Nhưng điều đặc biệt là, chị chưa bao giờ trách cứ tôi chuyện tôi nói nhiều ra sao, tôi "khùng điên" thế nào. Tôi cứ mặc nhiên được sống đúng với con người mình khi "tám" với chị. Có lẽ chính vì thế, tôi luôn trân trọng và coi chị như một người đặc biệt trong cuộc đời mình. Tôi không biết chị có phải là một người thích lắng nghe hay không? Hay chị hiểu được tôi cần chia sẻ trong lúc đó và sẵn sàng lắng nghe tôi như vậy?
--------------------------------------------------------------------------
Bài học đầu tiên ở nơi làm mới của tôi có tên: "Hôm nay bạn học được điều gì thú vị?". Vào cuối ngày, anh sếp của tôi sẽ hỏi từng nhân viên rằng, "Hôm nay, em học điều gì thú vị?". Lần đầu tiên được hỏi câu hỏi này, tôi cũng trả lời một cách ngượng ngùng. Bởi tôi chưa bao giờ được nghe ai đó hỏi câu này.
Tôi tuôn trào nguyên một tràn về những bài học tôi học được trong buổi làm đầu tiên. Có điều tôi nhớ, có điều không. Nhưng cảm giác được kể lể, tâm sự câu chuyện hay những bài học thú vị qua một ngày dài khiến tôi cảm thấy một ngày của mình thật ý nghĩa. Dù tôi có làm sai biết bao nhiêu chuyện, tôi có bị cấp trên quở mắng bao nhiêu lần, nhưng điều cuối cùng, tôi vẫn tích lũy biết bao bài học thú vị. Đó chính là cái đáng quý, trân trọng và giá trị còn lại sau một ngày dài của tôi. Và tôi đi về với một niềm hạnh phúc vui vẻ khi đã mang về tâm trí những điều thú vị của cuộc đời.
Mỗi lần tự hỏi bản thân rằng, "Tôi học được điều gì thú vị ở câu chuyện này?". Tôi bớt cảm xúc tự ti khi nghĩ đến những thất bại, nỗi buồn khi đối mặt với vấn đề cũ. Tôi dần cảm thấy khích lệ, động viên bản thân hơn. Tôi có động lực để thay đổi bản thân từng ngày. Như Eleanor Roosevelt từng nói: "Bạn sẽ có thêm sức mạnh, dũng khí và sự tự tin qua mỗi trải nghiệm đáng sợ mà bạn phải đối mặt. Bạn có thể tự nhủ với bản thân rằng: "Tôi vẫn sống sót sau chuyện khủng khiếp đó. Tôi sẵn sàng đón nhận điều tiếp theo'. Bạn phải thực hiện điều bạn nghĩ rằng mình không thể nào thực hiện được".
Phương Thảo
Nhận xét
Đăng nhận xét