Nếu đi làm, hãy nhớ...
Dù làm công việc gì, trong môi trường như thế nào thì hãy nhớ những nguyên tắc này:
Nguyên tắc 1: Công việc không nuôi người nhàn hạ, tập thể không nuôi những kẻ lười.
Nguyên tắc 2: Vào một đơn vị làm việc, đừng chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền, trước tiên hãy học sao cho mình đáng tiền.
Nguyên tắc 3: Không có ngành nào là dễ kiếm tiền cả.
Nguyên tắc 4: Làm việc, không có nơi nào là thuận lợi cả, ức chế bực dọc là chuyện bình thường.
Nguyên tắc 5:
- Không kiếm được tiền, thì kiếm được kiến thức.
- Không kiếm được kiến thức thì kiếm được kinh nghiệm.
- Không kiếm được kinh nghiệm thì kiếm được trải nghiệm.
- Khi kiếm được những thứ trên rồi, thì không sợ không kiếm được tiền.
Nguyên tắc 6: Chỉ khi thay đổi thái độ của bản thân, ta mới có thể thay đổi được chỗ đứng của mình trong xã hội. Chỉ khi thay đổi thái độ làm việc bản thân, ta mới có được vị trí cao trong nghề nghiêp.
Nguyên tắc 7: Nguyên nhân khiến người ta cảm thấy mơ hồ chỉ có một. Đó chính là trong những năm tháng mà đáng ra ta nên phấn đấu, nên làm việc chăm chỉ thì ta lại nghĩ quá nhiều, nhưng lại làm quá ít!
Hãy luôn nhớ: Làm việc bằng cái tâm!
Không có ai vùa sinh ra đã có thể đảm nhiệm được việc quan trọng, mà bất cứ ai cũng đều bắt đầu từ những việc giản đơn, bình thường nhất. Hôm nay bạn dán mình một cái mác như thế nào, có lẽ sẽ quyết định liệu ngày mai bạn có giữ được vai trò quan trọng hay không. Mức độ để tâm, lo lắng cho công việc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả việc làm, bất kỳ một công ty nào cũng đều rất cần những nhân viên tích cực, có trách nhiệm và chủ động trong công việc.
Những nhân viên xuất sắc không bao giờ là người bị động, đợi người khác sắp xếp công việc cho mình, mà họ luôn là người chủ động tìm hiểu việc mà mình nên làm, rồi đốc hết sức để hoàn thành tốt công việc ấy.
Mười loại người không bao giờ được lương cao, cũng không đáng để bồi dưỡng:
1. Người muốn nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật.
2.Người muốn đi làm lúc chín giờ sáng và tan làm lúc năm giờ chiều.
3. Người muốn sống dựa vào lương cơ bản.
4.Người không chí tiến thủ.
5.Người không có tư duy chạy đua với thời gian.
6. Người làm việc gì cũng chậm chạp.
7. Người không có nhân phẩm.
8. Người luôn cảm thấy sản phẩm của mình quá đắt.
9.Người luôn trách móc công ty.
Nhậm Chính Phi, người sáng lập công ty Huawei đã từng nói "Có rất nhiều người hỏi tôi rằng, công ty có nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật không? Có cần tăng ca không? Khi ấy tôi chỉ cười mà không nói gì, khách sáo mời họ ra khỏi công ty. Đã muốn nhàn rỗi, sao còn đi làm? Ở nhà luôn có phải là được nghỉ cả tuần rồi không?
Là người, nếu không tranh thủ cố gắng khi còn trẻ, thế thì bạn có tuổi thanh xuân để làm gì? Người ta đều nói tuổi trẻ chính là vốn, tôi muốn bổ sung thêm là, chỉ khi phấn đấu, vốn liếng của bạn mới có giá trị, chỉ khi liều mạng, tuổi trẻ của bạn mới đáng để bạn tự hào.
- Mở miệng ra đã nhắc đến khó khăn, sự trưởng thành đã cách bạn quá xa rồi.
- Mới bỏ chút công sức đã nghĩ đến việc báo đáp, cơ hội đã cách bạn quá xa rồi.
- Vừa bắt tay vào làm đã nghĩ đến lợi ích cá nhân, trái ngọt đã cách bạn quá xa rồi.
- Mới có chút khởi sắc đã đòi hỏi điều kiện, tương lai đã cách bạn quá xa rồi.
- Vừa mới hợp tác đã nghĩ cách sao cho mình không chịu thiệt, sự nghiệp đã cách bạn quá xa rồi.
Nguồn: Sưu tầm từ Fanpage Người Bản Lĩnh.
Tự hỏi cái quyết định đi làm của tôi thời gian này có lẽ một sự liều mạng. Tôi đang đi học lại chưa có kinh nghiệm viết sách, mà lại dám liều làm dự án viết sách cho một chuyên gia. Tôi phải nói rằng anh sếp của tôi là một người khá liều lĩnh. Anh đã cho tôi cơ hội lớn nhất và chưa bao giờ có đối với một đứa sinh viên mới chập chững vào nghề viết.
Nhiều lần tôi tự hỏi không biết anh suy nghĩ gì mà lại để một con bé chưa biết gì về nghề viết sách đảm đương một cuốn sách dày cộm như vậy. Anh không lo sợ rằng đã đặt niềm tin sai người? Anh không sợ rằng hậu quả sẽ thật tồi tệ hay sao? Nhưng rồi, gác lại tất cả những câu hỏi ấy, tôi vẫn chấp nhận bước vào thử thách trong 1 tháng ngắn ngủi để hoàn thành cuốn sách đầu tay.
Chưa bao giờ tôi chịu áp lực lớn về cả chuyên môn, kiến thức, thời gian đến vậy. Là một đứa tay ngang bước vào lĩnh vực tâm lý, tôi phải bắt đầu lục tìm tất cả sách vở liên quan đến tâm lý, các tài liệu nghiên cứu từ các chuyên gia, đọc tất cả các báo liên quan cả trong ngoài nước... Nội dung, kiến thức cối lõi đã có từ tác giả. Nhưng câu chuyện ấy vẫn chưa thật sự thuyết phục. Tôi cần thêm một nền tảng kiến thức bồi đắp, cả ngôn ngữ, cách viết và câu cú. Tôi học lại từ đầu từ cách mở đầu, dẫn dắt, viết kết bài...
Áp lực về kiến thức chỉ một phần, áp lực về thời gian mới là nỗi ám ảnh nhất với tôi khi đó. Thời gian đi học và những buổi điểm danh, các thể loại bài tập khác nhau cứ chen chúc, lúc nhúc, phá vỡ kế hoạch viết sách của tôi. Làm tôi chậm chương sách đến 15 ngày. Và rồi là 1 tháng. Để rồi, tôi phải viết trong gấp gáp, viết trong sự chạy đua. Một ngày có thể viết 1 chương. Một điều chẳng bao giờ dễ dàng với tất cả những ai đã dày dạn kinh nghiệm trong nghề. Mà tôi lại là người mới.
Có đôi lúc, tôi oán trách anh sếp của tôi đã giao cho tôi một nhiệm vụ khó nhằn. Tôi oán trách bản thân tại sao lại làm công việc này trong khi đang đi học. Tôi oán trach mình sao cứ thích bon chen làm việc thay vì ở nhà ngủ nghỉ như bao đứa bạn cùng lứa?
Và rồi, sau cơn tức tưởi, tôi tiếp tục cố gắng. Cho đến ngày hoàn thành. Một cảm giác tuyệt vời làm sao. Khi đã hoàn thành hơn 18 chương sách. Cái đêm cuối cùng ấy tôi đã không thể nào ngủ được vì hạnh phúc. Tôi hạnh phúc khi nghĩ đến sáng mai nhắn từng câu chữ cho anh sếp, "Em gửi bản thảo ạ". Dù chẳng có đêm nào tôi viết sách mà tôi ngủ sớm. Những đêm thức tới 3h sáng, với tôi chuyện thường.
Tôi đã hạnh phúc biết bao khi mở bản word ra đọc, Dù câu chữ đôi khi có câu què, câu cụt. Nhưng cuối cùng, tôi đã hoàn thành chúng trong 1 tháng 6 ngày. Một kỉ lục đối với tôi từ trước giờ. 1 tháng 6 ngày viết hơn 80000 chữ, hơn 300 trang giấy.
Từ khi tôi vào công ty này, tôi thấy bản thân có sức mạnh phi thường. Tôi có thể thu thập hơn 200 câu chuyện ngụ ngôn trong nước và thế giới trong 2 ngày. Viết một cuốn sách hơn 300 trang trong 1 tháng 6 ngày. Tôi chưa bao giờ nghĩ bản thân có thể làm được. Và khi tôi muốn làm, bằng mọi giá, kể cả chấp nhận trả giá, tôi đã làm được.
"Không có bữa ăn nào miễn phí", đúng vậy, tôi nhớ mình đã đọc câu này ở đâu đó trong những cuốn sách cũ nát trên kệ giường. Nó nhắc tôi nhớ cuộc sống chẳng bao giờ cho không tôi cái gì. Nếu muốn đạt được, tôi phải làm việc, và cố gắng nỗ lưc hết mình.
Ba, bạn bè hay tất thảy mọi người đều hỏi tôi, vậy làm công việc này mày nhận được bao nhiêu tiền? Tôi im lặng và bảo tôi không biết. Có vẻ thật ngây ngô và khờ dại khi đi làm mà không hỏi lương bao nhiêu và đòi hỏi lương. Có lẽ, tôi là đứa duy nhất trên thế giới này ngu ngốc đến vậy. Nhưng tôi biết bản thân đang cố gắng vì điều gì. Tôi vào công ty này, làm công việc này, không chỉ vì tiền, mà còn vì kinh nghiêm, kiến thức.
Ngòi bút của tôi què cụt, chẳng sinh khí. Nó từ lâu đã chẳng còn có thể chinh chiến ở mặt trận khác. Từ lâu, tôi đã nghỉ viết báo. Tôi thất vọng vì điều này. Tôi nhớ mình đã từng viết rất hăng, viết say mê ở Thành đoàn Thành phố, Thanh niên và cả tờ Mực Tím. Thế mà, vì một chút biến cố, tôi dừng lại. Để rồi, cứ để bản thân tụt lại phía sau. Cho đến bây giờ, tôi lại bắt đầu lại từ đầu.
Tôi đi làm. Vì tiền. Cũng có. Tôi cần tiền để trang trải cuộc sống cho tôi và em tôi ở cái vùng đất phồn hoa này. Tôi biết, nhưng nếu tôi không có năng lực, làm sao đòi hỏi người ta phải trả lương cao cho tôi. Làm sao tôi có thể có lương cao nếu cứ suốt ngày chỉ làm vì đồng tiền. Khi nỗ lực bị đồng tiền chi phối, nó chẳng còn sinh khí để tiếp tục làm gì.
Vì vậy, tôi quyết định sẽ tiếp tục làm việc này. Dù lương bạc bẽo hay thế nào, với tôi điều đó không quan trọng, quan trọng, tôi được làm điều mình thích, đam mê và công hiến. Tôi thấy bản thân lớn lên từng ngày ở nơi đây. Và đó chính là điều tôi cần.
Nguyên tắc 1: Công việc không nuôi người nhàn hạ, tập thể không nuôi những kẻ lười.
Nguyên tắc 2: Vào một đơn vị làm việc, đừng chỉ chăm chăm vào việc kiếm tiền, trước tiên hãy học sao cho mình đáng tiền.
Nguyên tắc 3: Không có ngành nào là dễ kiếm tiền cả.
Nguyên tắc 4: Làm việc, không có nơi nào là thuận lợi cả, ức chế bực dọc là chuyện bình thường.
Nguyên tắc 5:
- Không kiếm được tiền, thì kiếm được kiến thức.
- Không kiếm được kiến thức thì kiếm được kinh nghiệm.
- Không kiếm được kinh nghiệm thì kiếm được trải nghiệm.
- Khi kiếm được những thứ trên rồi, thì không sợ không kiếm được tiền.
Nguyên tắc 6: Chỉ khi thay đổi thái độ của bản thân, ta mới có thể thay đổi được chỗ đứng của mình trong xã hội. Chỉ khi thay đổi thái độ làm việc bản thân, ta mới có được vị trí cao trong nghề nghiêp.
Nguyên tắc 7: Nguyên nhân khiến người ta cảm thấy mơ hồ chỉ có một. Đó chính là trong những năm tháng mà đáng ra ta nên phấn đấu, nên làm việc chăm chỉ thì ta lại nghĩ quá nhiều, nhưng lại làm quá ít!
Hãy luôn nhớ: Làm việc bằng cái tâm!
Không có ai vùa sinh ra đã có thể đảm nhiệm được việc quan trọng, mà bất cứ ai cũng đều bắt đầu từ những việc giản đơn, bình thường nhất. Hôm nay bạn dán mình một cái mác như thế nào, có lẽ sẽ quyết định liệu ngày mai bạn có giữ được vai trò quan trọng hay không. Mức độ để tâm, lo lắng cho công việc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả việc làm, bất kỳ một công ty nào cũng đều rất cần những nhân viên tích cực, có trách nhiệm và chủ động trong công việc.
Những nhân viên xuất sắc không bao giờ là người bị động, đợi người khác sắp xếp công việc cho mình, mà họ luôn là người chủ động tìm hiểu việc mà mình nên làm, rồi đốc hết sức để hoàn thành tốt công việc ấy.
Mười loại người không bao giờ được lương cao, cũng không đáng để bồi dưỡng:
1. Người muốn nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật.
2.Người muốn đi làm lúc chín giờ sáng và tan làm lúc năm giờ chiều.
3. Người muốn sống dựa vào lương cơ bản.
4.Người không chí tiến thủ.
5.Người không có tư duy chạy đua với thời gian.
6. Người làm việc gì cũng chậm chạp.
7. Người không có nhân phẩm.
8. Người luôn cảm thấy sản phẩm của mình quá đắt.
9.Người luôn trách móc công ty.
Nhậm Chính Phi, người sáng lập công ty Huawei đã từng nói "Có rất nhiều người hỏi tôi rằng, công ty có nghỉ cả thứ bảy và chủ nhật không? Có cần tăng ca không? Khi ấy tôi chỉ cười mà không nói gì, khách sáo mời họ ra khỏi công ty. Đã muốn nhàn rỗi, sao còn đi làm? Ở nhà luôn có phải là được nghỉ cả tuần rồi không?
Là người, nếu không tranh thủ cố gắng khi còn trẻ, thế thì bạn có tuổi thanh xuân để làm gì? Người ta đều nói tuổi trẻ chính là vốn, tôi muốn bổ sung thêm là, chỉ khi phấn đấu, vốn liếng của bạn mới có giá trị, chỉ khi liều mạng, tuổi trẻ của bạn mới đáng để bạn tự hào.
- Mở miệng ra đã nhắc đến khó khăn, sự trưởng thành đã cách bạn quá xa rồi.
- Mới bỏ chút công sức đã nghĩ đến việc báo đáp, cơ hội đã cách bạn quá xa rồi.
- Vừa bắt tay vào làm đã nghĩ đến lợi ích cá nhân, trái ngọt đã cách bạn quá xa rồi.
- Mới có chút khởi sắc đã đòi hỏi điều kiện, tương lai đã cách bạn quá xa rồi.
- Vừa mới hợp tác đã nghĩ cách sao cho mình không chịu thiệt, sự nghiệp đã cách bạn quá xa rồi.
Nguồn: Sưu tầm từ Fanpage Người Bản Lĩnh.
Tự hỏi cái quyết định đi làm của tôi thời gian này có lẽ một sự liều mạng. Tôi đang đi học lại chưa có kinh nghiệm viết sách, mà lại dám liều làm dự án viết sách cho một chuyên gia. Tôi phải nói rằng anh sếp của tôi là một người khá liều lĩnh. Anh đã cho tôi cơ hội lớn nhất và chưa bao giờ có đối với một đứa sinh viên mới chập chững vào nghề viết.
Nhiều lần tôi tự hỏi không biết anh suy nghĩ gì mà lại để một con bé chưa biết gì về nghề viết sách đảm đương một cuốn sách dày cộm như vậy. Anh không lo sợ rằng đã đặt niềm tin sai người? Anh không sợ rằng hậu quả sẽ thật tồi tệ hay sao? Nhưng rồi, gác lại tất cả những câu hỏi ấy, tôi vẫn chấp nhận bước vào thử thách trong 1 tháng ngắn ngủi để hoàn thành cuốn sách đầu tay.
Chưa bao giờ tôi chịu áp lực lớn về cả chuyên môn, kiến thức, thời gian đến vậy. Là một đứa tay ngang bước vào lĩnh vực tâm lý, tôi phải bắt đầu lục tìm tất cả sách vở liên quan đến tâm lý, các tài liệu nghiên cứu từ các chuyên gia, đọc tất cả các báo liên quan cả trong ngoài nước... Nội dung, kiến thức cối lõi đã có từ tác giả. Nhưng câu chuyện ấy vẫn chưa thật sự thuyết phục. Tôi cần thêm một nền tảng kiến thức bồi đắp, cả ngôn ngữ, cách viết và câu cú. Tôi học lại từ đầu từ cách mở đầu, dẫn dắt, viết kết bài...
Áp lực về kiến thức chỉ một phần, áp lực về thời gian mới là nỗi ám ảnh nhất với tôi khi đó. Thời gian đi học và những buổi điểm danh, các thể loại bài tập khác nhau cứ chen chúc, lúc nhúc, phá vỡ kế hoạch viết sách của tôi. Làm tôi chậm chương sách đến 15 ngày. Và rồi là 1 tháng. Để rồi, tôi phải viết trong gấp gáp, viết trong sự chạy đua. Một ngày có thể viết 1 chương. Một điều chẳng bao giờ dễ dàng với tất cả những ai đã dày dạn kinh nghiệm trong nghề. Mà tôi lại là người mới.
Có đôi lúc, tôi oán trách anh sếp của tôi đã giao cho tôi một nhiệm vụ khó nhằn. Tôi oán trách bản thân tại sao lại làm công việc này trong khi đang đi học. Tôi oán trach mình sao cứ thích bon chen làm việc thay vì ở nhà ngủ nghỉ như bao đứa bạn cùng lứa?
Và rồi, sau cơn tức tưởi, tôi tiếp tục cố gắng. Cho đến ngày hoàn thành. Một cảm giác tuyệt vời làm sao. Khi đã hoàn thành hơn 18 chương sách. Cái đêm cuối cùng ấy tôi đã không thể nào ngủ được vì hạnh phúc. Tôi hạnh phúc khi nghĩ đến sáng mai nhắn từng câu chữ cho anh sếp, "Em gửi bản thảo ạ". Dù chẳng có đêm nào tôi viết sách mà tôi ngủ sớm. Những đêm thức tới 3h sáng, với tôi chuyện thường.
Có những ngày suốt hơn 8 tiếng đồng hồ tôi làm bạn với laptop, sách và con chữ.
Tôi đã hạnh phúc biết bao khi mở bản word ra đọc, Dù câu chữ đôi khi có câu què, câu cụt. Nhưng cuối cùng, tôi đã hoàn thành chúng trong 1 tháng 6 ngày. Một kỉ lục đối với tôi từ trước giờ. 1 tháng 6 ngày viết hơn 80000 chữ, hơn 300 trang giấy.
Từ khi tôi vào công ty này, tôi thấy bản thân có sức mạnh phi thường. Tôi có thể thu thập hơn 200 câu chuyện ngụ ngôn trong nước và thế giới trong 2 ngày. Viết một cuốn sách hơn 300 trang trong 1 tháng 6 ngày. Tôi chưa bao giờ nghĩ bản thân có thể làm được. Và khi tôi muốn làm, bằng mọi giá, kể cả chấp nhận trả giá, tôi đã làm được.
"Không có bữa ăn nào miễn phí", đúng vậy, tôi nhớ mình đã đọc câu này ở đâu đó trong những cuốn sách cũ nát trên kệ giường. Nó nhắc tôi nhớ cuộc sống chẳng bao giờ cho không tôi cái gì. Nếu muốn đạt được, tôi phải làm việc, và cố gắng nỗ lưc hết mình.
Ba, bạn bè hay tất thảy mọi người đều hỏi tôi, vậy làm công việc này mày nhận được bao nhiêu tiền? Tôi im lặng và bảo tôi không biết. Có vẻ thật ngây ngô và khờ dại khi đi làm mà không hỏi lương bao nhiêu và đòi hỏi lương. Có lẽ, tôi là đứa duy nhất trên thế giới này ngu ngốc đến vậy. Nhưng tôi biết bản thân đang cố gắng vì điều gì. Tôi vào công ty này, làm công việc này, không chỉ vì tiền, mà còn vì kinh nghiêm, kiến thức.
Ngòi bút của tôi què cụt, chẳng sinh khí. Nó từ lâu đã chẳng còn có thể chinh chiến ở mặt trận khác. Từ lâu, tôi đã nghỉ viết báo. Tôi thất vọng vì điều này. Tôi nhớ mình đã từng viết rất hăng, viết say mê ở Thành đoàn Thành phố, Thanh niên và cả tờ Mực Tím. Thế mà, vì một chút biến cố, tôi dừng lại. Để rồi, cứ để bản thân tụt lại phía sau. Cho đến bây giờ, tôi lại bắt đầu lại từ đầu.
Tôi đi làm. Vì tiền. Cũng có. Tôi cần tiền để trang trải cuộc sống cho tôi và em tôi ở cái vùng đất phồn hoa này. Tôi biết, nhưng nếu tôi không có năng lực, làm sao đòi hỏi người ta phải trả lương cao cho tôi. Làm sao tôi có thể có lương cao nếu cứ suốt ngày chỉ làm vì đồng tiền. Khi nỗ lực bị đồng tiền chi phối, nó chẳng còn sinh khí để tiếp tục làm gì.
Vì vậy, tôi quyết định sẽ tiếp tục làm việc này. Dù lương bạc bẽo hay thế nào, với tôi điều đó không quan trọng, quan trọng, tôi được làm điều mình thích, đam mê và công hiến. Tôi thấy bản thân lớn lên từng ngày ở nơi đây. Và đó chính là điều tôi cần.
Nhận xét
Đăng nhận xét