Cái tình người Hóc Môn
Nếu được hỏi chiến dịch Mùa hè xanh trôi qua để lại điều gì, có lẽ mình sẽ trả lời là những chuyến đi xa. Mùa hè "thổi" mình bay đến nhiều mặt trận khác nhau, mỗi mặt trận đều để lại cho mình những kỉ niệm chẳng thể nào quên. Bài viết này dành tặng các bạn chiến sĩ Mùa hè xanh ở Hóc Môn - vùng đất xa xôi, hẻo lánh nhưng những bạn chiến sĩ tình nguyện ở đây thì chất phác, hiền lành, thân thiện, như thể muốn bù đắp lại tất cả những thiếu hụt của vùng đất này cho kì được vậy.
Như Tôn Ngộ Không vượt qua 81 kiếp nạn...
Đến tận bây giờ, khi đã hơn 1 tháng kể từ khi chiến dịch Mùa hè xanh kết thúc, cái tên xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn vẫn còn y nguyên trong tâm trí mình gắn với hình ảnh của con đường thẳng tắp chạy dài đến tận tận cùng, hai bên - màu xanh của cây lá phủ ngập trời. Bắt đầu đi từ sáng sớm tinh mơ nhưng mãi đến khi nắng đã thiêu đốt bóng mình trên khoảng sân cỏ thì mình và chị mới đến nơi. Hai chị em đi từ Thủ Đức, băng qua các con đường vừa mang nét hiện đại, xô bồ của cuộc sống vừa mang nét hoài cổ của một vùng đất vẫn còn luyến tiếc nhiều điều xưa cũ cho đến những con đường đổ xi măng nhưng đầy những ổ voi, ổ gà, ... Mình đi ngang qua những căn hộ cao tầng, nơi cuộc sống xa hoa, tiện nghi của người dân thành phố - xô bồ tấp nập với gáng hàng rong, tiếng rao của cô bán hủ tiếu, bánh canh cho đến khu chợ quê với vài người lẻ tẻ mua bán, những sạp hàng chẳng ai buồn hỏi, những cái nhà tranh với chiếc ghế gỗ đã mục nát, trên bàn là tách trà ấm nóng như chờ đợi ai đó bầu bạn,...
Xe chạy đến đoạn đường nào, mình cũng cố gắng ghi lại bằng trí nhớ những hình ảnh quen thuộc, lạ lẫm, xa xôi, thú vị, ngạc nhiên của từng nơi. Mặc kệ gió, nắng cứ ào ào thổi vào mặt mình một cách ngang nhiên. Đoạn đường ấy, chị nói mình cố gắng nhìn xem "Cái trung tâm giáo dục xã hội ở đâu?", lúc đó mọi thứ ở đó quá lạ lẫm, nhưng mình cũng cố căng mắt ra nhìn mọi thứ. Gió tạt vào mặt, nắng chiếu vào người, lại không mang khẩu trang, mình cảm tưởng bản thân như một đứa quan sát viên cần mẫn. Từng ngôi nhà, từng con đường, từng biển hiệu, từng quán cà phê, từng trường học, đều được đôi mắt đã được tôi luyện sau hơn 12 năm dèn sách ở trường, 2 năm cày ở giảng đường Đại học quét qua. Cuối cùng thì cũng đến nơi. Đến nơi thì mình và chị đều có chung một cảm giác y chang như nhau. Vui mừng, hạnh phúc, khấp khởi, hào hứng đều có. Có cảm tưởng cảm giác ấy có lẽ y hệt như ông Tôn Ngộ Không vừa vượt qua hơn 81 kiếp nạn vậy đó. Ví con đường xa xôi, cách trở mà theo chị giống như đoạn đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu với con đường hiểm nguy, đôi khi phải đánh đổi của tính mạng của thầy trò Đường Tăng thì có lẽ hơi khập khuyễn. Nhưng nếu bạn trải nghiệm cảm giác ngồi trên xe máy hơn 4 tiếng đồng hồ, hai bên gió, nắng cứ quạt vào mặt, phía trước thì bao la bát ngát, chẳng biết điểm dừng, bạn sẽ hiểu cảm giác của mình khi ấy.
Nông lâm làm đường...
Đến nơi rồi, nhưng vẫn chưa đến đúng chỗ làm của các bạn sinh viên đang làm công trình thanh niên. Và còn phải đi một đoạn xa nữa mới đến.... Xã Nhị Bình đón mình là con đường làng nhỏ nhỏ, hai bên đường là hàng tre xanh mát rượi, như thổi mình về lại cái tuổi thơ ngày nào cùng đám bạn ngồi túm tụm nhau chơi trò bi ve,... Có cả dàn mướp với hoa vàng ươm lấp lánh trong nắng sớm, vài trái mướp nhỏ nhắn treo lủng lẳng, trông dễ thương lạ. Có cả ụ rơm to tướng như ôm cả ký ức của những ngày chơi đùa trên cánh đồng sau mùa gặt, rồi lại ùa nhau la ré cả một khoảng trời năm ấy. Có cả cái hàng rào bé bé, được làm bằng những thanh tre mỏng, nhỏ, đã bạc màu theo năm tháng, nhưng lại gợi cho mình những kí ức thật đẹp về câu chuyện nào đó trong quyển sách tập đọc năm nào. Trong khi mình đang mãi ngắm cảnh vật, chị bảo mình điện thoại cho anh kia hỏi đường. Sau một hồi hì hục mò đường, hỏi người dân, chị và mình cũng đến con hẻm - nơi các bạn sinh viên trường Đại học Nông Lâm làm việc.
Hỏi các bạn học ngành gì? Bạn nói, bạn học ngành công nghệ sinh học. Mình cũng không rành lắm ngành này, nhưng có một điều mình biết, các bạn đổ bê tông rất hăng say, các bạn làm việc rất chăm chỉ và các bạn rất yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Bằng chứng là mỗi công việc, dù nặng hay nhẹ, bạn nào cũng cũng có ý thức hỗ trợ lẫn nhau làm. Con gái Nông Lâm nhìn vậy chứ hổng phải dạng vừa đâu. Các bạn cũng xúc cát, đá đổ vào xe như ai, cũng bê nguyên một thùng cát, thùng đá như ai và cũng lăng xả vào trộn bê tông như ai. Và khi nắng đã ngày càng gắt hơn thì đoạn đường bê tông của các bạn cũng đã hoàn thành được hơn phân nửa.
Nông Lâm làm lồng đèn...
Có đến hai, ba nhóm được phân công luân phiên từng nhiệm vụ. Nhóm làm đường, nhóm làm lồng đèn phục vụ trung thu, nhóm hậu cần lo bữa cơm cho các bạn. May mắn, mình đến vừa lúc các bạn vẫn đang làm lồng đèn. Nhóm khoảng mười bạn, hầu như là sinh viên năm nhất, nhưng các bạn lại làm lồng đèn một cách nhanh nhẹn, tháo vát, linh hoạt như thể công việc này đã quá quen thuộc với các bạn rồi. Bạn chẻ tre thành từng đoạn nhỏ khoảng 40 cen - ti - met, bạn chuốt từng mấu mắt trên thanh tre, bạn gộp tất cả mấu mắt lại thành chiếc khung lồng đèn, rồi tỉ mẩn cột chúng lại bằng những đoạn kẽm nhỏ.
Chuyện làm lồng đèn đã vãng, các bạn kể thêm kỉ niệm của nhóm làm hậu cần. Lần đầu tiên nấu cơm củi, bạn nấu khét lẹt làm cả bọn phải ăn cơm cháy, cũng nhờ vậy, bạn có kinh nghiệm nấu cơm củi hơn. Cơm những lần sau ngon hơn, không cháy khét như trước nữa. Bạn khác kể, chưa bao giờ bạn đi chợ, ở đây, 4h 30 sáng, bạn cùng các bạn khác đã phải dậy, đi bộ khoảng hơn hai cây số đến chợ Nhị Bình mua thức ăn cho cả đoàn, ... Vậy là bạn có thêm kinh nghiệm đi chợ. Thế đó, mỗi bạn lại tự làm đầy cái vốn sống của mình bằng những công việc nhỏ nhỏ. Và cũng từ vùng đất nghèo khó này, các bạn lớn lên từng ngày,...
Chén cơm nén ngày đó...
Hỏi điều gì nhớ nhất khi nghĩ về các bạn Đại học Nông Lâm, có lẽ mình sẽ trả lời, chén cơm nén. Trưa hôm ấy, anh chị và mình ở lại dùng cơm với các bạn. Vòng tròn hơn ba chục bạn quây quần bên nồi cơm thơm ngon, nồi canh nóng hổi, thoang thoảng mùi dưa hồng, o thịt kho đậm đà,... Anh chị nói chỉ ăn một chén cơm thôi, nhưng các bạn lại bới mỗi người chén cơm nén thật đầy, thật nhiều, thật no,... Vừa ăn, các bạn vừa trò chuyện với anh chị và mình một cách thân thiết, cứ như thể mình cũng là một trong những chiến sĩ vừa mới cùng làm đường, làm lồng đèn với các bạn vậy.
Nhớ nhất là bài hát Cảm ơn chiến sĩ hậu cần của các bạn trước mỗi buổi ăn cơm. Lần đầu tiên mình thấy nghi thức trước bữa ăn hoành tráng như thế. Nào là cùng nhau hát các bài liên quan đến chiến dịch Mùa hè xanh, đến bài hát Cảm ơn chiến sĩ hậu cầu, rồi bài hát Mời các bạn cùng ăn cơm, sau đó đến tiết mục trao đũa, chén cơm cho nhau nữa. Lần đầu tiên chưa thể bắt kịp bài hát, mình cùng vỗ tay với các bạn, rồi cùng quan sát từng cử chỉ của từng bạn. Các bạn hát đều đều đến mức, mình chẳng thể nào tìm thấy một sự khiếm khuyết nào.
Đập vào mắt mình khi đặt chân vào phòng ăn, có lẽ là chiếc bàn nhỏ - nơi đựng chiếc lọ điều ước của các bạn. Mỗi bạn sở hữu một chiếc lọ - nơi mà các bạn khác sẽ gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình vào đó. Có cả nhật kí chiến dịch, lọ bút và nhiều tờ giấy xanh, vàng, hồng đỏ,... Và cả một ngôi nhà nhỏ bé xinh bằng gỗ - ngôi nhà chứa những comment của những vị khách đến nơi này.
Trưa hôm đó, sau bữa cơm, mình phải lên xe về ngay. Có nhiều điều vẫn chưa kịp nghe hết, có vài chuyện chưa kịp kể và còn nhiều thứ khác mình đã vội đánh rơi ở nơi ấy. Nhưng rồi, cũng đành phải tạm biệt vùng đất ấy, chờ đợi một ngày nào đó được trở lại,... Cuối cùng, mình cảm ơn các bạn Đại hoc Nông Lâm nhiều lắm, cảm ơn sự tận tâm, nhiệt tình và lòng hiếu khách của các bạn. Cũng cảm ơn các bạn đã hỗ trợ mình hết mình, xem mình như chiến sĩ như các bạn, cùng lắng nghe, chia sẻ những câu chuyện thú vị của Mùa hè xanh. Có lẽ chẳng thể nào quên được vùng đất Hóc Môn - nơi có những người bạn tuyệt vời đến thế.
Đến tận bây giờ, khi đã hơn 1 tháng kể từ khi chiến dịch Mùa hè xanh kết thúc, cái tên xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn vẫn còn y nguyên trong tâm trí mình gắn với hình ảnh của con đường thẳng tắp chạy dài đến tận tận cùng, hai bên - màu xanh của cây lá phủ ngập trời. Bắt đầu đi từ sáng sớm tinh mơ nhưng mãi đến khi nắng đã thiêu đốt bóng mình trên khoảng sân cỏ thì mình và chị mới đến nơi. Hai chị em đi từ Thủ Đức, băng qua các con đường vừa mang nét hiện đại, xô bồ của cuộc sống vừa mang nét hoài cổ của một vùng đất vẫn còn luyến tiếc nhiều điều xưa cũ cho đến những con đường đổ xi măng nhưng đầy những ổ voi, ổ gà, ... Mình đi ngang qua những căn hộ cao tầng, nơi cuộc sống xa hoa, tiện nghi của người dân thành phố - xô bồ tấp nập với gáng hàng rong, tiếng rao của cô bán hủ tiếu, bánh canh cho đến khu chợ quê với vài người lẻ tẻ mua bán, những sạp hàng chẳng ai buồn hỏi, những cái nhà tranh với chiếc ghế gỗ đã mục nát, trên bàn là tách trà ấm nóng như chờ đợi ai đó bầu bạn,...
Xe chạy đến đoạn đường nào, mình cũng cố gắng ghi lại bằng trí nhớ những hình ảnh quen thuộc, lạ lẫm, xa xôi, thú vị, ngạc nhiên của từng nơi. Mặc kệ gió, nắng cứ ào ào thổi vào mặt mình một cách ngang nhiên. Đoạn đường ấy, chị nói mình cố gắng nhìn xem "Cái trung tâm giáo dục xã hội ở đâu?", lúc đó mọi thứ ở đó quá lạ lẫm, nhưng mình cũng cố căng mắt ra nhìn mọi thứ. Gió tạt vào mặt, nắng chiếu vào người, lại không mang khẩu trang, mình cảm tưởng bản thân như một đứa quan sát viên cần mẫn. Từng ngôi nhà, từng con đường, từng biển hiệu, từng quán cà phê, từng trường học, đều được đôi mắt đã được tôi luyện sau hơn 12 năm dèn sách ở trường, 2 năm cày ở giảng đường Đại học quét qua. Cuối cùng thì cũng đến nơi. Đến nơi thì mình và chị đều có chung một cảm giác y chang như nhau. Vui mừng, hạnh phúc, khấp khởi, hào hứng đều có. Có cảm tưởng cảm giác ấy có lẽ y hệt như ông Tôn Ngộ Không vừa vượt qua hơn 81 kiếp nạn vậy đó. Ví con đường xa xôi, cách trở mà theo chị giống như đoạn đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu với con đường hiểm nguy, đôi khi phải đánh đổi của tính mạng của thầy trò Đường Tăng thì có lẽ hơi khập khuyễn. Nhưng nếu bạn trải nghiệm cảm giác ngồi trên xe máy hơn 4 tiếng đồng hồ, hai bên gió, nắng cứ quạt vào mặt, phía trước thì bao la bát ngát, chẳng biết điểm dừng, bạn sẽ hiểu cảm giác của mình khi ấy.
Nông lâm làm đường...
Đến nơi rồi, nhưng vẫn chưa đến đúng chỗ làm của các bạn sinh viên đang làm công trình thanh niên. Và còn phải đi một đoạn xa nữa mới đến.... Xã Nhị Bình đón mình là con đường làng nhỏ nhỏ, hai bên đường là hàng tre xanh mát rượi, như thổi mình về lại cái tuổi thơ ngày nào cùng đám bạn ngồi túm tụm nhau chơi trò bi ve,... Có cả dàn mướp với hoa vàng ươm lấp lánh trong nắng sớm, vài trái mướp nhỏ nhắn treo lủng lẳng, trông dễ thương lạ. Có cả ụ rơm to tướng như ôm cả ký ức của những ngày chơi đùa trên cánh đồng sau mùa gặt, rồi lại ùa nhau la ré cả một khoảng trời năm ấy. Có cả cái hàng rào bé bé, được làm bằng những thanh tre mỏng, nhỏ, đã bạc màu theo năm tháng, nhưng lại gợi cho mình những kí ức thật đẹp về câu chuyện nào đó trong quyển sách tập đọc năm nào. Trong khi mình đang mãi ngắm cảnh vật, chị bảo mình điện thoại cho anh kia hỏi đường. Sau một hồi hì hục mò đường, hỏi người dân, chị và mình cũng đến con hẻm - nơi các bạn sinh viên trường Đại học Nông Lâm làm việc.
Các bạn Đại học Nông Lâm tại con hẻm thi công đổ bê tông
Con hẻm chỉ độ một mét vuông, có lẽ chỉ đủ vừa một chiếc xe máy đi qua. Nhưng cũng chính tại con hẻm này, mùa hè năm nay, lại xôm tụ hơn hẳn. Khi mặt trời vừa lên đến ngọn cây, cũng tại con hẻm này, từng đoàn người áo xanh cần mẫn với công việc đổ bê tông, làm đường. Các bạn làm không kể mệt mỏi, trưa nắng nóng, con gái, con trai cùng nhau hỗ trợ nhau làm. Trưa nào, người ta lại nghe thấy tiếng gọi nhau í ới của các bạn cùng nhau tắm rửa, giặt đồ sau một ngày làm lụng vất vả. Cả tiếng hát của các bạn khi cùng nhau trộn bê tông hay tiếng các bạn cười đùa, cùng đấm lưng cho nhau sau buổi làm,... Nắng chảy dài trên tấm lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi của các bạn, nhưng không làm thể làm ướt nụ cười trên môi của từng bạn.Hỏi các bạn học ngành gì? Bạn nói, bạn học ngành công nghệ sinh học. Mình cũng không rành lắm ngành này, nhưng có một điều mình biết, các bạn đổ bê tông rất hăng say, các bạn làm việc rất chăm chỉ và các bạn rất yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Bằng chứng là mỗi công việc, dù nặng hay nhẹ, bạn nào cũng cũng có ý thức hỗ trợ lẫn nhau làm. Con gái Nông Lâm nhìn vậy chứ hổng phải dạng vừa đâu. Các bạn cũng xúc cát, đá đổ vào xe như ai, cũng bê nguyên một thùng cát, thùng đá như ai và cũng lăng xả vào trộn bê tông như ai. Và khi nắng đã ngày càng gắt hơn thì đoạn đường bê tông của các bạn cũng đã hoàn thành được hơn phân nửa.
Nông Lâm làm lồng đèn...
Có đến hai, ba nhóm được phân công luân phiên từng nhiệm vụ. Nhóm làm đường, nhóm làm lồng đèn phục vụ trung thu, nhóm hậu cần lo bữa cơm cho các bạn. May mắn, mình đến vừa lúc các bạn vẫn đang làm lồng đèn. Nhóm khoảng mười bạn, hầu như là sinh viên năm nhất, nhưng các bạn lại làm lồng đèn một cách nhanh nhẹn, tháo vát, linh hoạt như thể công việc này đã quá quen thuộc với các bạn rồi. Bạn chẻ tre thành từng đoạn nhỏ khoảng 40 cen - ti - met, bạn chuốt từng mấu mắt trên thanh tre, bạn gộp tất cả mấu mắt lại thành chiếc khung lồng đèn, rồi tỉ mẩn cột chúng lại bằng những đoạn kẽm nhỏ.
Các bạn làm lồng đèn đón trung thu
Hỏi các bạn đã từng làm lồng đèn bao giờ chưa, bạn nói rằng đây là lần đầu tiên làm đó, rồi cười kể lại những kỉ niệm vui buồn xoay quanh chiếc lồng đèn ấy. Có câu chuyện về từng nhóm hì hục vác cây tre to tướng qua những con đường làng về làm lồng đèn, vừa đi vừa hát vang bài ca Mùa hè xanh, có câu chuyện khác về các bạn nữ vừa lồng đèn vừa hát cho nhau nghe bài hát, rồi cùng cười kể cho nhau nghe những tâm sự nhỏ to về chàng trai nào đó, cũng có câu chuyện về một bạn làm nhiều lồng đèn đến nỗi, đêm về còn mơ thấy cả lồng đèn,...Chuyện làm lồng đèn đã vãng, các bạn kể thêm kỉ niệm của nhóm làm hậu cần. Lần đầu tiên nấu cơm củi, bạn nấu khét lẹt làm cả bọn phải ăn cơm cháy, cũng nhờ vậy, bạn có kinh nghiệm nấu cơm củi hơn. Cơm những lần sau ngon hơn, không cháy khét như trước nữa. Bạn khác kể, chưa bao giờ bạn đi chợ, ở đây, 4h 30 sáng, bạn cùng các bạn khác đã phải dậy, đi bộ khoảng hơn hai cây số đến chợ Nhị Bình mua thức ăn cho cả đoàn, ... Vậy là bạn có thêm kinh nghiệm đi chợ. Thế đó, mỗi bạn lại tự làm đầy cái vốn sống của mình bằng những công việc nhỏ nhỏ. Và cũng từ vùng đất nghèo khó này, các bạn lớn lên từng ngày,...
Chén cơm nén ngày đó...
Hỏi điều gì nhớ nhất khi nghĩ về các bạn Đại học Nông Lâm, có lẽ mình sẽ trả lời, chén cơm nén. Trưa hôm ấy, anh chị và mình ở lại dùng cơm với các bạn. Vòng tròn hơn ba chục bạn quây quần bên nồi cơm thơm ngon, nồi canh nóng hổi, thoang thoảng mùi dưa hồng, o thịt kho đậm đà,... Anh chị nói chỉ ăn một chén cơm thôi, nhưng các bạn lại bới mỗi người chén cơm nén thật đầy, thật nhiều, thật no,... Vừa ăn, các bạn vừa trò chuyện với anh chị và mình một cách thân thiết, cứ như thể mình cũng là một trong những chiến sĩ vừa mới cùng làm đường, làm lồng đèn với các bạn vậy.
Nhớ nhất là bài hát Cảm ơn chiến sĩ hậu cần của các bạn trước mỗi buổi ăn cơm. Lần đầu tiên mình thấy nghi thức trước bữa ăn hoành tráng như thế. Nào là cùng nhau hát các bài liên quan đến chiến dịch Mùa hè xanh, đến bài hát Cảm ơn chiến sĩ hậu cầu, rồi bài hát Mời các bạn cùng ăn cơm, sau đó đến tiết mục trao đũa, chén cơm cho nhau nữa. Lần đầu tiên chưa thể bắt kịp bài hát, mình cùng vỗ tay với các bạn, rồi cùng quan sát từng cử chỉ của từng bạn. Các bạn hát đều đều đến mức, mình chẳng thể nào tìm thấy một sự khiếm khuyết nào.
Đập vào mắt mình khi đặt chân vào phòng ăn, có lẽ là chiếc bàn nhỏ - nơi đựng chiếc lọ điều ước của các bạn. Mỗi bạn sở hữu một chiếc lọ - nơi mà các bạn khác sẽ gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình vào đó. Có cả nhật kí chiến dịch, lọ bút và nhiều tờ giấy xanh, vàng, hồng đỏ,... Và cả một ngôi nhà nhỏ bé xinh bằng gỗ - ngôi nhà chứa những comment của những vị khách đến nơi này.
Trưa hôm đó, sau bữa cơm, mình phải lên xe về ngay. Có nhiều điều vẫn chưa kịp nghe hết, có vài chuyện chưa kịp kể và còn nhiều thứ khác mình đã vội đánh rơi ở nơi ấy. Nhưng rồi, cũng đành phải tạm biệt vùng đất ấy, chờ đợi một ngày nào đó được trở lại,... Cuối cùng, mình cảm ơn các bạn Đại hoc Nông Lâm nhiều lắm, cảm ơn sự tận tâm, nhiệt tình và lòng hiếu khách của các bạn. Cũng cảm ơn các bạn đã hỗ trợ mình hết mình, xem mình như chiến sĩ như các bạn, cùng lắng nghe, chia sẻ những câu chuyện thú vị của Mùa hè xanh. Có lẽ chẳng thể nào quên được vùng đất Hóc Môn - nơi có những người bạn tuyệt vời đến thế.
Phương Thảo
Nhận xét
Đăng nhận xét